Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách An Nam Chí Nguyên của tác giả Hoa Bằng mời bạn thưởng thức.

VỀ TÊN GỌI CỦA CÁC VĂN BẢN

Trước khi mô tả 8 văn bản nói trên, chúng tôi sẽ nói một chút về các tên gọi. Sở thích riêng của người chép sách rõ ràng là nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn của họ. Tên gọi của bản C và bản H chỉ được ghi trên các văn bản bị cắt xén và mới được chép gần đây, nên được gạt sang một bên: H là một bản tập hợp rất giả tạo và đáng ngờ, tên gọi của bản C là kì cục; vấn đề có thể chỉ là những tên gọi do người chép ngẫu hứng đặt ra cho các tập sách bị thiếu mất nửa thứ nhất. Ngược lại, An Nam chí (bản B?, D, E) và An Nam chí kỉ yếu (B?, F) đều đã được chứng thực trong Cương mục (xem sách đã dẫn ở trên) và dựa theo Cương mục thì hai cuốn sách này dường như có quan hệ với cùng một cuốn sách.

Chỉ còn lại An Nam chí nguyên của văn bản chính (A) và bản G chắp vá. Trước tiên, xin lưu ý là các tên gọi được giữ lại đều có một cái gốc chung: chúng tôi thấy An Nam chí tự nó là đủ và đồng thời là tên gọi thoả đáng nhất cho văn bản của chúng ta. Nhìn lướt qua một thư mục như Tứ khố toàn thư tổng mục, phần về dư địa chí (Quyển 68 và tiếp theo) cũng cho phép nhận ra rất nhiều nghiên cứu chuyên khảo từ đời nhà Tống đến nhà Thanh có cách đặt tên gọi kiểu này. Trái lại, kiểu tựa để có chữ chí nguyên (志原), chí thuỷ (志始) (đối chiếu với chữ chí dị (志異))là rất hiếm¹.

Ngoài xác suất thống kê này còn có nhiều bằng chứng xác thực. Văn bản chính A có ghi An Nam chí nguyên bốn lần trên các tờ bìa sách và dường như không phải do cùng tay của người chép phần chính văn. Ngược lại, bài dẫn nhập có đầu để, do cùng tay người viết, là An Nam chí tổng yếu (安南志總要), điều này đã dẫn đến việc dịch An Nam chí nguyên tự (安南志原序), đầu để của bài tựa, thành An Nam chí nguyên nguyên tự [Bài tựa gốc của An Nam chí nguyên), chứ không phải là An Nam chínguyên tự [Bài tựa An Nam chí nguyên]; cách dịch sau, dường như là mắc sai lầm, không phải không gây hậu quả là việc quy toàn bộ cuốn sách cho Cao Hùng Trưng.

Bản B cũng có bài tựa là An Nam chí nguyên tự trong khi An Nam chí kỉ yếu thành đầu để của bài dẫn nhập và tên gọi chạy suốt 74 tờ của cuốn sách này. Nếu ta bỏ chữ nguyên tự và kỉ yếu xét như là cách gọi riêng biệt của bài nguyên tựa [bài tựa gốc] và của bài dẫn nhập [tức bài tựa viết thêm cho cuốn sách] thì có vẻ như tựa để thực sự chỉ còn là An Nam chí, nhưng như thế tức là sẽ phải thừa nhận rằng cái tựa để hiện hành, của cùng tay người chép phần còn lại, là bắt nguồn từ một sự lơ đãng của người chép, điều này là rất có thể xảy ra. Bản G dùng tên gọi An Nam chí nguyên một cách thống nhất (bốn lần), chỉ trừ có bài Tổng yếu là có ghi tên gọi An Nam chí tổng yếu, điều này được xác nhận qua bảng mục lục.

Mặt khác, tên gọi độc đáo của bản F, kỉ yếu (hay một kỉ yếu) của An Nam chí có thể được giải thích là do bản F thì ra chỉ gồm duy nhất bài Tổng yếu; xin lưu ý là bài Tổng yếu xuất hiện trong văn bản này như là một tác phẩm độc lập được quy cho Cao Hùng Trưng, và nó hoàn toàn không được gọi tên là An Nam chí tổng yếu. Văn bản này có thể đã ảnh hưởng tới bản B và góp phần gây ra sự không chắc chắn về tên gọi. Cuối cùng, có bằng chứng là những dẫn dụng của các tác phẩm khác viết về văn bản [An Nam chí nguyên] của chúng ta. Nguyễn Công Bảo (阮公寶), tác giả ở cuối triều đại nhà Lê, khi nói về kỉ nguyên huyền thoại của các triều đại Lạc (貉) hoặc Lạc (雒) đã dẫn An Nam chí của Cao Hùng Trưng (高熊徵)². Cương mục, như chúng ta đã thấy, dẫn hai lần cuốn sách này mà đều không có chữ nguyên (原)3. Liệu có cần giải thích tựa đề đôi này bằng việc giả định là điều này cho thấy rõ tựa đề này lúc thì được dùng cho bài Tổng yếu lúc thì lại được dùng cho phần chính văn?

Những dẫn dụng đang được nói tới không cho chúng ta lí do làm điều này. Đại Nam nhất thống chí (大南一統志) được soạn dưới thời vua Tự Đức (1865 – 1882), Quyển XXXVIII, tỉnh Bắc Ninh, phần Sơn xuyên (山川), 2 (mã số A.69, tờ 12b) dẫn ra văn bản của chúng ta (bản ấn bản, trang 146, cột 7 và cột tiếp theo) và gọi đó là “An Nam chí của Cao Hùng Trưng”. Cổ kim đồ thư tập thành (古今圖書集成), Quyền XCV, phần về ranh giới cương vực Biên duệ điển (邊裔典) từ số 21 chép lại lời tựa với tựa để là An Nam chí tự. Đây là sự chứng thực xưa nhất mà tôi ghi lại được cho tới lúc này về hình thức An Nam chí xét như là tựa đề cho cuốn sách của chúng ta; và từ toàn bộ những xác suất có thể xảy ra được nêu ở trên thì dường như kết quả rút ra là hình thức này là hình thức duy nhất chính xác¹.

MÔ TẢ CÁC VĂN BẢN

Aurousseau không để lại bất cứ chỉ dẫn nào về cách thức ông đã chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn sách này, nên chúng tôi đã phải làm công việc đối chiếu 5 văn bản đã được ông thừa nhận cộng thêm các văn bản C, D và H được chúng tôi bổ sung. Chúng tôi đã liệt kê những chỗ sai dị chính trong mỗi một văn bản². Những chỗ sai dị trong bản A, là bản được dùng làm cơ sở cho việc ấn hành quyền An Nam chí nguyên này, sẽ được chúng tôi dùng để chỉ ra những chỗ sửa chữa của người biên tập và chúng sẽ thay cho những chú thích lẽ ra nằm ở bên dưới các trang văn bản. Những chỗ sai dị được liệt kê trong các văn bản còn lại thì không có trong bản A.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x