
Chinh Phục Hạnh Phúc – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Chinh Phục Hạnh Phúc của tác giả Bertrand Russell mời bạn thưởng thức.
2. BỆNH CỦA BYRON
Thời đại chúng ta cũng như nhiều thời đại khác trong lịch sử thế giới, có nhiều người cho rằng người minh triết là người thấy nhiệt tâm của tuổi trẻ là vô nghĩa mà trên địa cầu này chẳng có gì đáng quan tâm cả. Những người nghĩ như vậy thực tình là đau khổ nhưng họ lại tự hào về bệnh của họ, mà họ cho là do bản thể của vũ trụ nó như vậy, và thái độ của họ là thái độ duy nhất hợp lí đối với con người sáng suốt. Họ tự hào rằng họ khổ sở, điều đó khiến cho những người kém tế nhị nghi ngờ thái độ của họ là không chân thành: con người thích khô sơ thì đâu phải là khô sơ.
Nhưng lí luận như vậy đơn giản quá, phải nhận rằng những kẽ chán đời kia khi tự cho mình là cao thượng, sáng suốt hơn thiên hạ thì cũng vui vui một chút, cũng được hưởng một sự đền bù nho nhỏ đấy; nhưng cái vui đó đâu có đủ để bù cái thiệt hại là không được hưởng những thú vui giản dị nhất. Riêng phần tôi, tôi không cho rằng có một thứ lítính (rationalité) gì cao cả trong sự dau khổ. Nếu gặp hoàn cảnh thuận lợi thì con người mình triết cũng sung sướng vậy, và nhìn thế giới mà thấy đau lòng quá thì họ sẽ nhìn về chỗ khác. Đó là điều tôi muốn chứng thực trong chương này.
Tôi muốn thuyết phục độc giả rằng muốn viện lẽ gì thì viện, lí trí không phai là một trở ngại cho hạnh phúc; hơn nữa tôi tin chắc rằng những kẻ nào thực tâm cho rằng mình đau khổ vì vũ trụ nó như vậy, vì kiếp người nó như vậy, những kẻ đó đã đặt cái cây trước con bò: sự thực, họ đau khổ vì một lí do nào đó mà họ không biết, rồi họ đâm ra bàn dông dài về những cái chẳng tốt đẹp gì của thế giới trong đó họ sống.
Thái độ bi quan đó, ở thế kỉ chúng ta tại Mì, ông Joseph Wood Krutch đã trình bày trong một cuốn nhan để là: Tâm trạng hiện đại, về thế hệ ông bà chúng ta, thì có Byron, còn dại diện cho mọi thời thì có tác giả Truyền đạo thư.
Ông Krutch viết: Chúng ta thua Hóa công rồi, trong vũ trụ thiên nhiên không có chỗ cho chúng ta, nhưng không vì vậy mà phải chịu đau khô sống cái kiếp người thà chết cho ra con người còn hơn là sống như loài vật”.
Byron viết: Trên đời này không có cái vui gì bằng cái vui hết vui khi mà sự hăng hái của tư tưởng trẻ trung tiêu tan trong sự suy tàn ảm đạm của tình cảm”.
Tác giả Truyền đạo thư viết: Và ta đã thấy những kẻ chết đã chết rồi mà sung sướng hơn những kẻ sống còn đương sống, và sướng hơn cả hai hạng đó là những kẻ chưa hể sinh ra đời, chưa hề sống, khỏi phải thấy những hành vi xấu xa ở dưới ánh sáng mặt trời”.
Cả ba nhà chán đời đó đã lần lượt xét hết các thủ vui trên đời rồi tới những kết luận bi thảm đó. Ông Krutch đã sống trong những giới trí thức nhất của New York Byron đã lội qua Hellespont (tức eo biển Dardanelles) và đã có không biết bao nhiêu tình nhân; tác giả Truyền đạo thư đã hưởng nhiều thú vui thay đổi hơn nữa : uống rượu, nghe nhạc, đủ các thứ khoái lạc, sai đào hỏ, có đầy tớ trai, đầy tớ gái và con của bọn này sanh trong nhà ông. Nhưng cả trong những hoàn cảnh đó, ông ta vẫn tỏ ra mình triết chứ. Tuy nhiên ông thấy rằng cái gì cùng hư ảo hết, cả cái mình triết cũng vậy
Ta đã chuyên tâm tìm hiểu sự minh triết và sự điên khùng, dại dột; ta đã hiểu rằng cái đó cũng chỉ là bất gió (tức như bắt bóng, chỉ là hư không). Vì minh triết nhiều thì buồn rầu cũng nhiều, càng hiểu biết càng đau khô”.
Sự minh triết của ông cơ hồ làm cho ông bực mình ; ông gắng sức trút bỏ nó mà không được:
Ta nghĩ bụng kiếp của ta sẽ cũng như kiếp của thằng ngốc thôi; tại sao ta sáng suốt hơn làm chi ?”.
“Và ta nghĩ bụng rằng cái đó cũng là hư áo nữa.
Ta ghét đời vì sống phải làm việc cực nhọc, vì cái gì cũng là hư ảo, cũng là bắt gió cả”.
Thực là may mắn cho các nhà văn mà thiên hạ không đọc những tác phẩm viết từ lâu rồi nữa, vì nếu họ còn đọc thì họ sẽ kết luận rằng viết sách mới, nhất định là việc hão huyền (…) Không thể biện luận gì với tâm trạng dược; một việc vui hoặc một sự thay đổi về thể chất có thể làm thay đổi nó được. Chính tôi cũng đã nhiều lần có cái tâm trạng khiến tôi cảm thấy rằng cái gì cũng hư ảo hết, tôi đã thắng được tâm trạng đó nhờ một nhu cầu khẩn thiết phải hành động, chứ không nhờ một triết lí nào cả.
Nêu con của bạn dau, bạn có thể cảm thấy khổ sở, chứ không thể cảm thấy rằng cái gì cũng hư ảo, bạn thấy phải lo việc trị bệnh cho nó mà chẳng cần biết đời người có một giá trị tối hậu nào không. Một người giàu có, có thể cảm thấây (và thường cảm thấy) cái gì cũng hư ảo, nhưng nếu của cải ông ta tiêu tan thì ông ta sẽ thấy có được bữa ăn, không phải là chuyện hư ảo.
Sở dĩ người ta có cảm tưởng hư ảo đó vì người ta thỏa mãn được những nhu cầu tự nhiên một cách dễ dàng quá. Con người cũng như mọi loài vật khác, đã quen tranh đấu gay go hay không để sống, và khi, nhờ có nhiều của cải, mà con người trí thức (homo sapiens) có thể thỏa mãn mọi thị dục của mình, thì vì khỏi phải gắng sức nữa mà mất một yếu tố căn bản cho hạnh phúc.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.