Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Kĩ Năng Giải Quyết Vấn Đề Trong Kinh Doanh của tác giả David Cotton mời bạn thưởng thức.

Phần 2. Bản chất của việc giải quyết vấn đề

CÁC RÀO CẢN KHI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Có một điều khá “thần kì” khi giải quyết vấn đề: bạn tìm thấy một giải pháp, bản năng mách bảo rằng chính là nó – và bạn cảm thấy nó đúng. Nhưng các vấn đề có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

■ Sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế.

■ Không đạt tiêu chuẩn.

■ Nhu cầu về một điều gì đó vượt quá tiêu chuẩn.

■ Kết quả hoặc hiệu suất không nhất quán.

Có rất nhiều lý do khiến việc tìm ra giải pháp cho vấn đề trở nên khó khăn. Bảng dưới đây là một vài nguyên nhân chung và các cách giải quyết tóm lược. Sau đó, bạn có thể đọc phần bên dưới và xem các biện pháp cụ thể để xử lý mỗi vấn đề.

Hãy cùng xem xét cụ thể những ý kiến trên:

Một vài người không nhận ra là đang có vấn đề: Bạn có thể sẽ gặp một số người từ chối thừa nhận vấn đề, bởi việc thừa nhận có thể khiến hình ảnh của họ xấu đi, hoặc giải pháp đưa ra khiến họ thấy không thoải mái. Hãy làm việc với họ để chỉ ra lợi ích của phương pháp mới, đồng thời giữ một thái độ không phán xét. Một số người không thích thay đổi, trừ khi họ bị thuyết phục rằng việc họ đang làm có thể sẽ đem lại thảm họa.

Vấn đề quá lớn để giải quyết ngay: Hãy chia vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ, dễ quản lý hơn. Đồng thời, cần đảm bảo rằng bạn sẽ không đi chệch khỏi vấn đề ban đầu.

Cách tổ chức vấn đề chưa tốt: Kết quả bạn nhận được sẽ tương ứng với việc bạn đang làm. Nếu cẩu thả trong cách diễn tả hoặc tổ chức vấn đề, khả năng cao là bạn sẽ không thể giải quyết vấn đề đó. Trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn đang đề cập đúng vấn đề. Tôi thấy nhiều cơ quan từng đầu tư thời gian, tiền bạc để tìm ra các giải pháp thông minh cho nhầm vấn đề. Nếu ai đó đề nghị bạn thiết kế một cái ghế, khái niệm bạn hiểu về cái ghế sẽ trở thành kim chỉ nam cho suy nghĩ của bạn.

Mọi thứ mà bạn thiết kế sẽ được liên kết với khái niệm hiện tại của bạn về chiếc ghế. Nhưng công dụng của một cái ghế là gì? Có thể bạn cho rằng ghế có tác dụng giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái. Lúc này đầu óc bạn đã được giải phóng khỏi khái niệm về ghế, và bạn có thể bắt đầu tập trung vào thiết kế một ưu điểm của chiếc ghế đó. Ở mức độ đơn giản nhất, có thể bạn sẽ thiết kế một chiếc võng. Ở mức độ phức tạp hơn, có thể bạn sẽ tìm ra cách giúp người ta lơ lửng nhờ một chiếc gối bơm bằng khí. Khi giải quyết vấn đề, bạn đang thiết kế các giải pháp, và bạn chỉ có thể làm điều này một khi bạn thực sự hiểu vấn đề mà mình đang cố gắng giải quyết.

Thay vì hỏi tại sao có quá ít người mua sản phẩm, hãy hỏi vì sao một số người mua sản phẩm của chúng ta, và tại sao những người khác lại mua sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta đã làm đúng những điều gì? Làm cách nào ta có thể tận dụng điều đó? Các đối thủ của ta đã làm đúng những điều gì? Chúng ta có thể đưa một vài ý tưởng của họ vào phiên bản sản phẩm cải tiến của mình, qua đó chiếm được thị phần lớn hơn hay không?

Trước khi để những người khác tham gia vào giải quyết vấn đề (và… ngay cả khi bạn định tự giải quyết vấn đề), hãy xem xét cẩn thận về cách bạn đã tổ chức và trình bày vấn đề đó. Hãy lướt qua cách hành văn trong phần trình bày vấn đề, sau đó bước ra chỗ khác. Đợi một lúc rồi quay trở lại, kiểm tra xem bạn còn cảm thấy nó đúng nữa không:

■ Nó có nắm bắt được bản chất của vấn đề hay không?

■ Nó có quá đơn giản hoặc quá phức tạp không?

■ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không giải quyết được vấn đề? Có điều gì thay đổi không?

■ Nếu bạn ngó lơ vấn đề này đi, liệu nó có biến mất không?

■ Liệu giải pháp cho vấn đề này có làm nảy sinh các vấn đề khác không?

(Xem phần tiếp theo để có thêm ý tưởng về cách tổ chức vấn đề).

Giải quyết vấn đề quá vội vàng: Lý thuyết về tư duy hệ thống cho thấy lối thoát cho một vấn đề thực ra có thể khiến vấn đề đó nhanh chóng quay trở lại. Nếu bạn vội vàng cố giải quyết một vấn đề – khi chưa nghiên cứu đầy đủ hoặc hiểu biết quá ít về hậu quả của giải pháp đó (từ cả trong lẫn ngoài mảng công việc của bạn) – thì có thể sẽ hại nhiều hơn lợi. Mặt khác, đừng nên để vấn đề tồn tại quá lâu mà không giải quyết, chúng sẽ leo thang hoặc phát triển lớn hơn.

Mục đích cá nhân: Thật không may, hiểu biết về các mục đích cá nhân là điều cần thiết khi giải quyết vấn đề. Có thể bạn nghĩ ra một giải pháp hoàn hảo, nhưng bạn không được phép thực hiện, vì nó không phù hợp với lý tưởng của một ai đó. Để khắc phục điều này, hãy chọn những người phù hợp, sử dụng các biện pháp để khiến quan điểm của những người phản đối có trọng lượng ngang với những người khác, hoặc cho họ tiếp xúc với những quan điểm phổ biến hơn.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x