Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Bí Quyết Quản Người của tác giả Tạ Ngọc Ái

I. NHẬP MÔN QUẢN NGƯỜI: QUẢN XA KHÔNG BẰNG QUẢN GẦN, HIỆN QUAN KHÔNG BẰNG HIỆN QUẢN

Cách quản người lấy phục tùng làm gốc. Nếu muốn người khác phục tùng, người lãnh đạo phải có tố chất cao hơn người khác một cái đầu, phải có biện pháp khiến người tin phục, chế độ quản lý chặt chẽ và nguyên tắc kiên định. Bản lĩnh nhìn người nhận biết người, biết tỏ ra uy nghiêm ngăn cấm và lời nói thuyết phục lòng người. Có được những biện pháp nguyên tắc đó, khi quyền lực trong tay, mới có thể ra lệnh thi hành. Nếu không cũng chỉ là có chức hờ, không ai phục tùng, khó mà nhập môn quản người.

* Tố chất của người lãnh đạo

1. Lấy đức quản người

Thế nào là đức? Người xưa nói: “Bản thân phải chính trực, không cần ra lệnh cấp dưới vẫn thi hành; bản thân không chính trực, có ra lệnh cấp dưới vẫn không tuân theo”. Thật đơn giản lại rõ ràng. Nếu người lãnh đạo lợi dụng chức quyền, vi phạm pháp luật, kỷ luật, làm tổn hại đến của công để lợi cho cá nhân thì sẽ mất hết uy tín. Ngược lai: “Không tư lợi, thân giá sẽ cao; không kiêu căng, uy càng lớn”. Một người lãnh đạo có phẩm đức cao cả chí công vô tư, nhất định sẽ được tôn kính khâm phục, uy danh sẽ càng cao.

2. Lấy học thức quản người

Một người lãnh đạo nếu không có đủ tri thức và trình độ nghiệp vụ cao, thậm chí vô học, mà lại hoa chân múa tay trước mặt cấp dưới có chuyên môn, thật khó có ai phục anh ta. Ví dụ, hiệu trưởng một trường mà lại không thể lên lớp giảng bài, một viện trưởng bệnh viện mà lại không biết về y thuật, thì làm gì có uy tín. Ngược lại nếu có đầy đủ trình độ chuyên môn cần thiết, không những có thể vận dụng hiểu biết của mình lãnh đạo tốt công tác của ngành, đơn vị mình mà còn có nhiều tiếng nói chung với cấp dưới. Người lãnh đạo như thế, hỏi ai không kính phục.

3. Lấy tài quản người

Một người lãnh đạo tài hoa có thể tạo ra cho người khác cảm giác tin cậy, an toàn, dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm. Nhân viên do người ấy lãnh đạo vẫn đồng tâm, đồng sức theo người lãnh đạo vượt qua khó khăn. Nếu người lãnh đạo có cách nói năng sinh động, lưu loát, ngắn gọn, có tính lôgic, có sức thuyết phục, lan truyền thì đó là một người lãnh đạo có tư tưởng sâu sắc, hiểu biết rộng, trình độ cao. Còn nếu nói năng thô thiển khô khan, sáo rỗng, lề mề, câu sau không ăn nhập với câu trước, không hề có một sự khiêu gợi, khuyến khích, người ta sẽ cảm thấy đó là người lãnh đạo có trình độ tồi. Những điều đó có thể phản ánh năng lực lãnh đạo cao hay thấp, tốt hay xấu.

* Biện pháp của người lãnh đạo

Dựa vào sự phát triển của lịch sử loài người, con người hiện đại chia biện pháp quản lý người thành 4 loại:

1. Quản lý truyền thống. Cấp dưới bị coi như “người máy”, “bộ phận máy móc”, quản lý một cách tàn nhẫn phi nhân tính.

2. Quản lý khoa học. Ông chủ coi như cấp dưới là “con người kinh tế”, chủ yếu dựa vào hiền tài và định mức để kích thích tính tích cực của con người.

3. Khoa học hành vi. Coi cấp dưới là “con người xã hội”, điều động tính tích cực của con người từ góc độ quan hệ giữa người với người.

4. Quản lý hiện đại. Coi cấp dưới là “Con người phức tạp”, chủ ý nghiên cứu từ các khía cạnh, thoả mãn yêu cầu của cấp dưới, điều động tính tích cực của họ.

Diễn biến từ “con người máy”, “con người kinh tế”, “con người xã hội” đến con người phức tạp, con người đã làm thay đổi được địa vị nô dịch, bị bóc lột, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của họ, mở ra tương lai rộng lớn.

* Chế độ lãnh đạo

Về quản người, có 4 chế độ cần phải duy trì:

1. Xây dựng bộ máy quản lý nhân tài và đặt ra các quy tắc chế độ quản lý nhân tài.

2. Đề ra các chính sách, kế hoạch khai thác phát triển nhân tài và giám sát tình hình thực hiện.

3. Tổ chức giao lưu và lưu chuyển hợp lý nhân tài giữa các khu vực, các nghành, các xí nghiệp và trong nội bộ xí nghiệp.

4. Xây dựng hồ sơ nhân tài, làm căn cứ để quản lý nhân tài.

* Nguyên tắc của người lãnh đạo

1. Nguyên tắc có thể lên, có thể xuống. Phải dựa vào tính chất khác nhau, trình độ khác nhau của nhân tài để quản lý đúng vị trí vầ nâng cao tài năng từng cấp.

2. Nguyên lý điều tiết tầng thứ theo hệ thống. Quản lý phải có tầng thứ. Tầng thứ ít, biên độ quản lý phải rộng; biên độ quản lý hẹp tầng thứ sẽ tăng.

3. Nguyên tắc bổ sung cho nhau. Xí nghiệp hiện đại cần phải có nhiều nhân tài.

4. Nguyên tắc phải theo tình hình động. Tình hình công tác có thay đổi, nhân tài cũng sẽ thay đổi, nhân tài lưu động sẽ giúp phát huy được tài năng.

* Phương pháp của người lãnh đạo

1. Coi công việc của cấp dưới là việc của mình.

2. Phải hòa mình với cấp dưới. Hành vi thường ngày của người lãnh đạo, cấp dưới đã nhìn thấy rõ. Đừng nên cho rằng bạn có thể thao túng được mọi người mãi mãi, khi lợi ích thiết thân của nhân viên bị tổn hại, họ cũng sẽ vùng lên chống lại. Cho nên phải hòa mình với họ, có thể xóa bỏ được ý nghĩ thù hằn của họ.

3. Phải đặt mình vào vị trí của họ. Phải luôn luôn xuất phát từ quan điểm của họ để kiểm nghiệm xem quyết định của bạn đúng hay sai.

4. Hãy giao quyền cho nhân viên tuyến một. Những việc cụ thể nên để cho nhân viên tuyến một quyết định.

5. “Phóng tay giao quyền”. Một người lãnh đạo kinh doanh có hiệu suất cao cần phải biết “phóng tay giao quyền” để giành thời gian vào những công việc người lãnh đạo cần làm.

6. Phải nói cho nhân viên biết những khó khăn. Hãy báo cho nhân viên biết những khó khăn hiện thực, có thể ngăn ngừa không để mâu thuẫn sâu sắc.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x