
Địa Lý Hành Chính Kinh Bắc – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Địa Lý Hành Chính Kinh Bắc của tác giả Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Khắc Đạm mời bạn thưởng thức.
PHỦ THUẬN AN
Thời Hán phủ này là huyện Long Biên (1). Thời Lý nó thuộc quận Gia Lâm, thời Trần nó thuộc lộ Bắc Giang. Thời thống trị Minh lãnh vực của nó bị gộp vào hai huyện của phủ Bắc Giang và vào những huyện của châu Gia Lâm (2). Đầu đời Lê, người ta lập ra phủ Thuận An với năm huyện Siêu Loại, Gia Bình, Lang Tài, Văn Giang và Gia Lâm. Đầu tiên người ta gộp nó vào thừa tuyên Bắc Giang, sau đó vào trấn Kinh Bắc. Nhà Mạc (15271592) đưa nó vào Hải Dương. Thời Quang Hưng (15181599) nhà Lê, nó lại trở về với hình dáng trước đó. Đầu đời Nguyễn, Gia Long (1802 – 1819) giữ nguyên trạng. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), người ta tách ra hai huyện Văn Giang và Gia Lâm để lập phân phủ (phủ phụ) Thuận An. Năm Tự Đức thứ 15 (1862) nó được đổi thành phủ Thuận Thành Hiện nay, phủ Thuận Thành quản địa vực của huyện cũ Siêu Loại mà cái tên đã biến mất. Đầu đời Lê, phủ này gồm 341(1) xã so với 325 xã vào cuối thế kỷ XX. (2) Vào thời Gia Long, nó gồm 5 huyện: Gia Lâm, Siêu Loại, Văn Giang, Lang Tài và Gia Định với 46 tổng 346 xã, thôn, phường và sở (3)
Theo “Tự Đức địa dư chí lục” (4) phủ Thuận Thành cách tỉnh thành Bắc Ninh(5) 31 dặm về phía Nam (hơi hướng sang Đông). Từ Đông sang Tây, nó rộng 54 dạm; từ Bắc xuống Nam, 20 dặm. Bắt đầu từ phủ lỵ tới giới hạn của huyện Thanh Lâm (Hải Dương) là 35 dặm; tới giới hạn huyện.
Huyện Gia Lâm
Tên của huyện này hẳn là từ tên của quận Gia Lâm do nhà Lý (10101225) thành lập (1) mà ra. Địa phận của nó được gộp trong quận này từ thế kỷ XI tới thế kỷ XIII. Thời Minh, huyện này trực tiếp thuộc phủ Bắc Giang. Bắt đầu từ thời Lê, nó thuộc phủ Thuận An. Sau cuộc cải cách hành chính năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), nó là một trong hai huyện của phân phủ Thuận An, bản thân phân phủ cũng bị bãi bỏ nàm Duy Tân thứ 6 (1912). Từ đó, nó do một tri huyện trị nhậm. Cuộc cải cách hành chính năm 1937 nâng nó lên ngạch phủ.
Huyện Gia Lâm cách 20 dặm về phía Tây – Bắc phân phủ Thuận An. Đo từ Đông sang Tây được 29 dặm, từ Bắc xuống Nam 21 dặm. Từ phủ lỵ về phía Đông cho tới giới hạn huyện Siêu Loại là 27 dặm: về phía Tây cho tới giới hạn sông Nhị Hà là 2 dặm về phía Nam cho tới giới hạn huyện Văn Giang là 16 dặm; lên phía Bắc cho tới giới hạn huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn là 5 dậm). Huyện lỵ huyện Gia Lâm nằm tại thôn Ai Mộ, xã Lâm Hạ. Trước kia được đặt ở xã Đặng Xá, rồi được chuyển tới xã Phú Thị. Năm Gia Long thứ 2 (1803), nó được chuyển tới vị trí hiện nay.
Thời Gia Long, huyện Gia Lâm gồm có 10 tổng với 78 xã, thôn, só so với 68 xã, 2 sở, 3 trại thời đầu Lê) và 10 tổng, 70 xã, thôn, sở trong Danh sách Đồng Khánh (2)
Ngày nay, phủ Gia Lâm chỉ còn có 7 tổng với 56 xã, 3 tổng cũ Lạc Đạo. Nghĩa Trai và Như Kinh được nhập vào huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Lỵ sở của nó nằm tại địa phận xã Trường Lâm, tổng Gia Thuy. (a)
1/ Tổng Như Kinh, 6 xã (3)
Năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), đổi thành Như Quỳnh(4). Năm 1887, tách khỏi bản phủ để thành lập tổng cùng tên của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1. Như Kinh xã.
Đổi thành Như Quỳnh năm 1824. Tên thông
thường(5) : Làng Ghênh.
Bốn thôn :(6), Đường Cố, Lê Xá (ttt: Thôn Lơ),
Ngọc Quỳnh, Trung Lê
2. Ngô Xuyên xã.
3. Hoà Lạc xã
Đổi thanh Hành Lạc trong Danh sách Đồng Khánh; ngày nay cũng thế.
4. Ngọ Câu xã
5. Cửu Cao xã (ttt: Làng Gầu)
Làng này là làng duy nhất của tổng cũ Như Kinh hiện nay được tách khỏi tổng để sáp nhập vào tổng Đa Ngưu của huyện Văn Giang (Bắc Ninh).
6. An Xuyên xã :
2/ Tổng Kim Sơn : 12 xã, thôn (a) Danh sách của Bị làm sách cho thấy tổng này có chín tên xã, trong đó xã Lê Xá được nhắc lại 5 lần với dấu ngoặc đơn ở trên các thôn :
1. Kim Sơn xã (ttt. Làng Then)
2. Châu Tảo xã (ttt. Làng Táo)
3. Linh Qui xã (ttt. Làng Vụi)
4. Giao Cự xã (ttt. Làng Chè)
5. Giao Tất xã (ttt. Làng Keo)
6. Phú Thị xã (ttt. Làng Sủi)
7. Lê Xá xã, (Hoàng Hà thôn)
8. Lê Xá xã, (Viên Ngoại thôn)
9. Lê Xá xã, (Nhân Lễ thôn, ttt. Làng Lở)
10. Lê Xá xã Kim Au thôn)
11. Lê Xá xã, (Yên Đà thôn, ttt. Làng Già)
12. Cổ Khê xã, (ttt. Làng Tó)
13. Hàn Lac xã
Hai thôn: Đồng Bản, (ttt. Làng Bún) Hàn.
3/ Tổng Đặng Xá : 11 xã, thôn, sở(a)
1. Đặng Xá xã
Năm thôn : Cự Đà (ttt. Làng Gốm), Đặng, Lê
(ttt: Làng Lời), Lễ (ttt. Làng Lở), Xa Long
2. Cổ Bi xã
Ba thôn: Cam, Hoàng (ttt. Làng Vàng), Hội
3. Nông Vụ xã, (Đông thôn)
Ngày nay : Nông Vụ Đông; (ttt. Làng Vo Đông)
4. Nông Vụ xã, (Thượng, Trung hai thôn)
Ngày nay nó cấu thành hai xã: Nông Vụ Thượng (ttt: Làng Vo Thượng), Nông Vụ Trung (ttt. Làng Vo Trung)
5. Đông Lâm sở (Vụ Đồng thôn)
Nay trở thành Vụ Đồng xã
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.