Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Chim Việt Nam Tập 1 của tác giả Gs.ts Võ Quý mời bạn thưởng thức.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHIM

Chim (Aves) là lớp động vật có xương sống có nhiều đặc điềm đặc trưng rất dễ phân biệt với các lớp động vật có xương sống khác. Cơ thể chim phủ lông vũ và hai chỉ trước biến thành cánh là cơ quan di chuyền trong không khi. Trừ một số ít loài chim không biết bay, có cánh kém phát triển, còn hầu hết chim đều biết bay Ngoài cách bay, chim còn có thể đi, chạy, bơi, lặn, hay, đậu trên giá thề cứng (mặt đất, cành cây…) nhờ hai chân

sau. Vì vậy chim khác với các động vật có xương sống ở cạn khác là chim có hai chân.COM.VN

Sự trao đổi chất trong cơ thể chim rất mãnh liệt, nhiệt độ cơ thể cố định và cao (37,845,5°C). Tim chim có bốn ngăn, máu động mạch và máu tĩnh mạch riêng biệt. Bán cầu não và các giác quan của chím nhất là thị giác và thính giác rất phát triễn. Đề thích ứng với sự bay bộ xương chim chắc, xốp và nhẹ, hàm không có răng và biến thành mỏ.

Về mặt sinh học thì chim có hai đặc điểm chủ yếu: một mặt là tỉnh mãnh liệt của sự trao đồi chất trong cơ thể, tỉnh mãnh liệt của các hoạt động sống và mặt khác là sự di chuyển của chim trong không khí bằng cách bay. Chính hai đặc điểm này đã chi phối tất cả các đặc điểm sinh học của chim và cũng vì chính hai đặc điểm này mà chim khác với các nhóm động vật có xương sống khác.

Đề bay được trong không khí, các cơ cảnh phải hoạt động mạnh, do đó hàng ngày chím tiêu hao rất nhiều năng lượng. Tuy phồi chim không lớn nhưng nhờ có bệ thống túi khí và nhờ cách hô hấp kép, nghĩa là cả lúc hít vào và thở ra, ở phồi chim đều có trao đồi khí, do đó mà chim được cung cấp đầy đủ oxy. Mặt khác, do sự tiêu hao nhiều năng lượng và sự trao đổi chất mãnh liệt mà chim cần rất nhiều thức ăn. Quá trình tiêu hóa thức ăn biến diễn rất nhanh chóng, như các loài chim ăn côn trùng, mỗi ngày phải ăn đầy dạ dày đến 5-6 lần. Lượng thức ăn khô cần cho chim hàng ngày là 12-28% trọng lượng toàn cơ thể. Đối với chim non, lượng thức ăn cần thiết còn cao hơn nhiều.

Thức ăn của chim rất đa dạng: một số ăn thức ăn thực vật, một số khác ăn thức ăn động vật. Nhiều loài chim ăn cả hai loại thức ăn, hoặc theo mùa, hoặc theo tuði.

– Do Độ tỉnh phâm ăn đó mà chim có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, chím tiêu diệt nhiều kẻ thù nguy hiểm cho lâm nghiệp và nông nghiệp là côn trùng và chuột.

Một đặc điểm sinh học khác đáng chú ý của chím là sự sinh sản. So với bò sát thì sự sinh sản của chim khác ở hai điềm: thứ nhất là khả năng sinh sản của chim kém bỏ sát và thứ hai là sinh học sinh sản của chim lại phức tạp hơn nhất là sự chăm sóc trứng và con non,

Chím sinh sản theo mùa. Mùa sinh sản của chim tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh (khí hậu, thức ăn…).

Các chim sống ở vùng ôn đới và hàn đới chỉ đẻ mỗi năm một lứa còn chim ở vùng á nhiệt đới và nhiệt đới thì có thể đẻ nhiều lửa hơn (2-3 lửa). Số lượng trứng, kích thước và màu sắc trứng, tùy thuộc vào nhóm phân loại: số lượng trứng mỗi lứa đẻ có thể từ 1 (hải âu) đến 24 (nhiều loài gà). Phôi chim phát triền ở nhiệt độ khá cao, vì vậy các loài chim ấp trứng đề có được nhiệt độ cần thiết đó. Có thể cả hai chim bố và mẹ cũng tham gia ấp trứng nhưng ở một số loài chỉ một trong

hai chim bố, mẹ ấp trứng (thường là chim mẹ). Hãn hữu có một vài loài chim không ấp trứng (chim Kivi, gà châu Úc). Thời gian ấp trứng thay đổi tùy loài, thưởng thì các loài chim lớn ấp trứng lâu hơn các loài chím bé. Tùy theo đặc điểm phát triền hận phôi mà người ta phân biệt hai loại chim non: chim non yếu và chim non khỏe. Chim non yếu, lúc mới nở trần hay chỉ phủ ít lông tơ ở vài chỗ, não bộ và giác quan chưa phát triền đầy đủ (thường mù và điếc), chân, cánh rất yếu, chira tự di chuyền được, nhiệt độ cơ thề thay đồi. Chim non khỏe, lúc mới nở ra đã phủ kín lông bông, não bộ và các giác quan phát triền đầy đủ và sau lúc nở một thời gian ngắn đã có thể tự di chuyển được dễ dàng. Giữa hai loại trên còn có một số dạng trung gian.

Chim thường làm tô trong những vùng riêng biệt được xác định một cách chặt chẽ. Đời sống của mỗi cá thể liên quan với quê hương của mình, nghĩa là một vùng không rộng lắm mà ở đó nó sinh sản. Thông thường thì hàng năm, đến mùa sinh sản, chim lại trở về quê hương đề làm tổ, kề cả những loài di cư trú đông cách xa quê hương hàng vạn kilomet.

Kích thước của các loài chim hiện đại không đều nhau, nhưng phần lớn có cỡ trung bình, Loài chim hiện đại lớn nhất là đà điều châu Phi, nặng khoảng 90kg, cao 275cm, còn loài chim bé nhất là chim ruồi ở châu Mỹ, chỉ nặng khoảng 2g, nhiều loài chim nhỏ thuộc bộ Sẽ nặng 5-6g.

Chim phân bố rất rộng rãi trên khắp thế giới, từ vùng Nam cực đến vùng Bắc cực, và ở trong các điều kiện rất khác nhau: ở sâu trong lục địa, ở các hải đảo, sa mạc, rừng rậm, núi cao, đồng bằng, bờ biển và cả những chỗ gần người…

Hiện nay có khoảng 8.600 loài chim còn sống trên mặt đất, trong đó hơn 5.000 loài thuộc bộ Sẻ.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x