
Review sách – Những Tù Nhân Của Địa Lý – Tim Marshall
Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home/taiebookscom/taiebooks.com/wp-content/themes/sachhay/single-reviews.php on line 66
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Review sách – Những Tù Nhân Của Địa Lý – Tim Marshall
Nguồn chia sẻ: Nguyen Diep Anh
Tim Marshall, một ký giả người Anh chuyên về những tin tức đối ngoại, đã viết nên một cuốn sách hấp dẫn về địa – chính trị. Nó hấp dẫn ngay từ tên sách: “Prisoners of Geography” – Những tù nhân của địa lý. Tù nhân ở đây không phải chỉ một cá nhân mà là một quốc gia, những kẻ luôn mắc kẹt trong không gian giới hạn của những đường biên giới quốc gia trên cả đất liền và biển cả.
“Địa lý vẫn luôn luôn là một loại nhà tù định nghĩa một quốc gia là gì, hoặc có thể là gì, và là một nhà tù mà các nhà lãnh đạo thế giới thường phải nỗ lực phải thoát ra.” . Những yếu tố địa lý về tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, địa hình,… hay về xã hội như dân cư, văn hóa, tôn giáo – tín ngưỡng kinh tế,… trong một quốc gia, khu vực đều buộc các nhà lãnh đạo phải đưa ra những quyết định để bảo vệ lãnh thổ, gia tăng lợi ích quốc gia, và đôi khi còn là để thỏa mãn tham vọng bá chủ thế giới. Cuốn sách viết dễ hiểu, dễ hình dung với những tờ bản đồ khu vực có thể vừa đọc vừa đối chiếu
Cuốn sách gồm mười chương tương ứng với mười khu vực lớn trên thế giới: Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi, Nhật Bản và Triều Tiên, Ấn Độ và Pakistan, Bắc Cực, Châu Mỹ Latin. Hơi tiếc một chút là Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, khá nhạy cảm nhưng không được tác giả nghiên cứu chi tiết mà chỉ nhắc đến như một mối quan tâm của Trung Quốc. Mỗi một khu vực đều có đều được mẹ thiên nhiên dành cho những ưu đãi và hạn chế. Nước Nga với nỗi lo âu về bình nguyên phía Tây và cảng nước ấm. Hoa Kỳ với lợi thế về địa lý cũng như kinh tế luôn tăng cường và củng cố sức mạnh của mình cũng như đề phòng “anh nhà giàu mới nổi” Trung Quốc. Sự khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo gây nên sự bất ổn cho khu vực Trung Đông giàu năng lượng. Sự phân chia lại ranh giới quốc gia sau khi nước Anh rút quân khỏi tiểu lục địa Ấn Độ đã tạo nên sự nghi kỵ bất hòa cho khu vực Ấn Độ – Pakistan mà bản chất là sự xung đột giữa người theo Hồi giáo và Hindu giáo….
Một số yếu tố địa chính trị lớn tác động đến quyết định của một quốc gia có thể kể đến như vấn đề biển đảo, quyền kiểm soát tuyến đường giao thông biển. Vấn đề di dân tự nhiên có thể trở thành công cụ nguy hiểm nhưng hiệu quả của những quốc gia có tham vọng bành trướng, như Nga, Trung Quốc. Và một vùng đệm giữa các quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định về ngoại giao, kinh tế và quân sự. Ngoài ra, mâu thuẫn tôn giáo – tín ngưỡng đã và đang gây nên nhiều bất ổn và xung đột cho nhiều khu vực trên thế giới.
Tuy nhiên, một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, khá nhạy cảm là Đông Nam Á nhưng không được tác giả nghiên cứu chi tiết mà chỉ nhắc đến như một mối quan tâm của Trung Quốc trong vấn đề mở rộng quyền lực của mình trên biển. Thêm vào đó, với hơn 400 trang sách và mười khu vực chỉ đủ để tác giả khái quát về tình hình chung của khu vực một cách đơn giản và dễ hiểu.
Về hình thức thì sách được làm bìa cứng, trông khá chắc chắn. Bìa đẹp. Chữ in to, khoảng cách chữ rộng dễ để đọc. Nhưng về cảm giác cầm trên tay khi đọc thì không thích bằng những ấn phẩm bìa mềm của Nhã Nam. Và sách cũng không có ruy băng để đánh dấu sách thường thấy ở những quyển bìa cứng.
Nhìn chung, “Những tù nhân của địa lý” là một cuốn sách đáng đọc để hiểu thêm về địa chính trị.
Bạn cũng có thể xem thêm
- Review sách – Ngàn mặt trời rực rỡ – Khaled Hosseini
- Review sách – “Nhục hồng ngải – Những đứa trẻ mất tích” – Thục Linh
Cảm ơn bạn đã ghé Taiebooks.com
Sách hay
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.