Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách 1000 Câu Hỏi Đáp Về Thăng Long Hà Nội – Tập 1 của tác giả Nguyễn Hải Kế mời bạn thưởng thức.

II. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

Câu hỏi 25: Thuật ngữ địa chất: “trũng Hà Nội” hay “võng Hà Nội” là để chỉ hiện tượng gì?

Trả lời: Các nhà địa chất dùng thuật ngữ “trũng Hà Nội” hay “võng Hà Nội” để chỉ thực tế địa hình miền trũng tam giác châu thổ sông Hồng, trong đó có vùng đất Hà Nội. Tuy nhiên dạng “võng” này không chỉ là hình dạng trên bề mặt đồng bằng mà thực sự phản ánh dáng dấp của cấu trúc móng tận 30 – 40km dưới sâu. Dưới độ sâu 30 – 35km trong lòng đất Hà Nội là những dải khổng lồ dáng thon thon, hơi kéo dài và nhô cao với những khúc uốn cong mềm mại trông giống như những con rồng. Nói một cách vívon đó là rồng đất trong lòng đất Hà Nội.

Câu hỏi 26: Rồng vàng bay lên tượng trưng cho sự vươn lên của Thăng Long – Hà Nội, còn rồng đất quảy mình thì sao?

Trả lời: Về mặt cấu tạo địa chất khu vực Hà Nội là một vùng xung yếu của vỏ trái đất. Vỏ trái đất ở đây vừa mỏng, vừa bị đứt gẫy sâu, vì thế đây là vùng có cường độ chuyển động lớn của vỏ trái đất. Động đất thường xảy ra ở Hà Nội là vì thế. Có thể nói một cách hình ảnh ấy là khi những con “rồng đất” ở độ sâu 30 – 35km “quẩy mình”. Trong lịch sử và ở thế kỷ XX Thăng Long – Hà Nội đã từng xảy ra không ít trận động đất.

Câu hỏi 27: Dưới độ sâu 40 – 50m trong lòng đất Hà Nội, các nhà địa chất gặp gì?

Trả lời: Các nhà địa chất cho biết cách ngày nay khoảng vài triệu năm, toàn vùng Hà Nội được nâng lên thành một vùng rộng lớn, có xâm thực và bóc mòn, đồng thời có bồi đắp do tác dụng trầm tích của sông suối hồi đó. Từ đây hình thành một đồng bằng phủ đầy cây cối rậm rạp với một quần thể động vật nhiệt đới phong phú như voi răng kiếm, gấu mèo lớn…

Câu hỏi 28: Đất trên bề mặt Hà Nội hiện nay được mang từ đâu tới, bằng cách nào và từ bao giờ?

Trả lời: Cách ngày nay khoảng một hai vạn năm là một thời kỳ biển tiến. Gần một nửa lục địa Đông Nam Á bị nhấn chìm xuống dước mực nước biển, vịnh Bắc Bộ ăn sâu vào đồng bằng, tới vùng thấp trũng phía nam Hà Nội. Phần còn lại của đất đai Hà Nội bị nhiễm mặn.

Cách ngày nay khoảng 4.000 năm bắt đầu một thời kỳ biến lùi. Vùng đất Hà Nội từ vũng biển hay các vũng đọng được phù sa các sông bồi lấp dân thành miền rừng rậm, đầm lấy. Qua hàng ngàn năm ông cha ta lao động vất vả, khai phá và cải tạo thành đồng bằng Hà Nội ngày nay.

Câu hỏi 29: Địa hình Hà Nội có đặc điểm nổi bật gì?

Trả lời: Địa hình Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua các dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính chảy qua Hà Nội (như sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Đuống, sông Hồng, sông Nhuệ).

Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là địa hình đồng bằng, được đắp bồi do các dòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao, còn có các vùng trũng với các hồ đấm. Các bậc thểm sông chỉ có ở huyện Sóc Sơn và phía Bắc huyện Đông Anh. Ngoài ra, Hà Nội còn có dạng địa hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn.

Câu hỏi 30: So với mực nước biển, Hà Nội cao hơn bao nhiêu mét?

Trả lời: Các nhà địa chất lấy mực nước biển làm chuẩn để xác định độ cao của từng vùng, từng khu vực và từng địa điểm trên lục địa. Vùng đất Hà Nội ngày nay có độ cao 5 – 20m trên mực nước biển. Điều đó có nghĩa là nước Biển Đông cần phải dâng cao trên 5m thì mới vào đến Hà Nội.

Câu hỏi 31: Ngọn núi cao nhất của Hà Nội là núi nào, ở đâu?

Trả lời: Trong các huyện ngoại thành Hà Nội thì chỉ duy nhất huyện Sóc Sơn là có khu vực đồi núi (phía bắc và tây bắc huyện, thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo, độ cao từ 20m đến trên 400m). Trong đó ngọn cao nhất là núi Chân Chim, cao 462m.

Câu hỏi 32: Hà Nội cổ vốn có nhiều rừng rậm, đầm lấy. Những chứng tích nào gọi nhớ về thời kỳ xa xưa đó?

Trả lời: Đất Hà Nội xưa có nhiều đầm lấy, vũng đọng, cỏ cây mọc thành rừng rậm lắm thú dữ. Sử cũ còn ghi voi rừng về Hồ Tây thời Lý, hồ rừng về quần quanh vùng chùa Một Cột thời Trần, thời Lê sơ. Thời Trần ở bến sông Hồng khu vực Thăng Long còn cá sấu (vua Trần sai Hàn Thuyên soạn vài Văn tế cá sấu nổi tiếng). Ngay trong nội thành Hà Nội, khu vực quận Ba Đình còn vết tích rừng nứa đến Voi Phục, rừng bàng Yên Thái (Bưởi) là một trong “Tây Hồ bát cảnh” thời Lê, rừng gỗ tầm giữa bán đảo Hồ Tây, rừng tre ngà ven sông Tô Lịch… Rồi còn vô vàn tên gọi khác có liên quan đến rừng như Gia Lâm (rừng đa), Du Lâm (rừng dâu da), Mai Lâm, Văn Lâm… Chứng tích rõ rệt nhất của thời kỳ rừng rậm – đầm lầy Hà Nội cổ là những via than bùn ở Từ Liêm, Đông Anh…

Theo các nhà địa chất và lịch sử, môi trường tự nhiên Hà Nội trước khi trở thành môi trường sinh thái nhân văn đã trải qua ít nhất ba môi cảnh: vịnh biển. phá, rừng rậm – đầm lấy.

Câu hỏi 33: Những “núi”, “gò” trong nội thành Hà Nội phải chăng chỉ là địa danh?

Trả lời: Đọc các tài liệu xưa hoặc đi thăm các quận nội thành sẽ gặp những núi Bò, núi Trúc, núi Cung, núi Vạn Bảo, núi Vòi Voi, gò Châu Long… (quận Ba Đình), gò Rùa. núi Ngọc Bội, núi Đào Thai… (quận Hoàn Kiếm). gò Đống Đa (quận Đống Đa), gò Xác (quận Thanh Xuân), v.v.

Không ít những gò, núi trên gắn với truyền thuyết do con người dựng nên, tiêu biểu là sự tích gò Đống Đa. Số lượng và tên gọi của những gò này vẫn thường được coi là gắn liền với việc thu dọn bãi chiến trường ngổn ngang xác giặc Thanh vào năm 1789, và việc mở đường vào năm 1851.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x