
37 Phẩm Trợ Đạo – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách 37 Phẩm Trợ Đạo của tác giả Thích Thông Lạc mời bạn thưởng thức.
BÀI DẠY THỨ HAI:
Chúng ta hãy đọc kỹ lưỡng lời dạy thứ hai của đức Phật: “Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho (Năng Lực) Bày Giác Chi? Bốn Niệm Xứ, cần phải trả lời như vậy.”
Ở đây chúng ta cần phải hiểu nghĩa cho thông suốt. Vậy BẢY GIÁC CHI và TỨ NIỆM XỨ nghĩa là gì?
BẢY GIÁC CHI đã giải thích ở trên, còn TỨ NIỆM XỨ nghĩa là?
TỨ NIỆM XỨ là tên của một pháp môn trong 37 phẩm trợ đạo. TỪ có nghĩa là BỐN; NIỆM có nghĩa là LƯU Ý, CHÚ Ý, TỈNH GIÁC, QUÁN XÉT; XỨ có nghĩa là NƠI CHỖ.
TỨ NIỆM XỨ có nghĩa là BỐN CHỖ QUÁN XÉT. Bốn chỗ gồm có:
1- Thân.
2- Thọ.
3- Tâm.
4- Pháp.
Ở đây chúng ta phải hiểu, quán một chỗ mà thành ra quán bốn chỗ.
Ví dụ 1: QUÁN THÂN TRÊN THÂN, tuy rằng đang quán THÂN, nhưng THÂN, THỌ, TÂM và PHÁP là một, nó có một sự liên hệ chặt chẽ không thể tách lìa ra được. Cho nên ở đây tuy bốn chỗ nhưng chỉ là một chỗ.
Ví du 2: Khi đang quán THÂN có nghĩa là đang tập trung chú ý THÂN nhưng Thân có cảm Thọ thì biết ngay là có THỌ, khi biết THỌ là quán THỌ.
Ví du 3: Khi đang quán THÂN, nhưng TÂM có niệm khởi thì biết ngay là TÂM có niệm, khi biết TÂM có niệm là quán TÂM
Ví dụ 4: Khi đang quán THÂN, nhưng các PHÁP bên ngoài tác động vào THÂN, THỌ, TÂM thì biết ngay có các PHÁP, khi biết có các PHÁP tác động vào THÂN, THỌ, TÂM là đang quán các PHÁP. Cho nên chỉ cần QUÁN THÂN là quán đủ bốn chỗ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP.
TỨ NIỆM XỬ là một phương pháp dùng tu tập để bảo vệ tâm VÔ LẬU bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Một pháp môn rất cần thiết cho những người quyết tâm tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Chỉ có tu tập viên mãn TỨ NIỆM XỨ thì mới có BẢY GIÁC CHI, xin quý vị lưu ý.
Đúng vậy “Thức ăn cho BẢY GIÁC CHI là TỨ NIỆM XỨ, có nghĩa là hằng ngày chúng ta tu tập và sống trên TỨ NIỆM XỨ thì BẢY GIÁC CHI xuất hiện. BẢY GIÁC CHI là bảy pháp trong 37 phẩm trợ đạo.
Trong bài kinh THẬP THƯỢNG dạy BẢY GIÁC CHI cần tu tập là sai, vì BẢY GIÁC CHI đâu có tu tập, mà chỉ tu tập trên TỨ NIỆM XỨ như đã nói ở trên thì BẢY GIÁC CHI xuất hiện. BẢY GIÁC CHI là là trạng thái tâm VÔ LẬU như trên đã nói, còn TỬ THẦN TỨC là một tên khác của MINH GIẢI THOÁT. Như vậy TỬ THẦN TÚC và MINH GIẢI THOÁT chỉ là một. Đó là một kết quả cụ thể cho những ai tu tập đạt được tâm VÔ LẬU, nếu tâm chưa VÔ LẬU mà mong muốn có kết quả này không bao giờ có được.
Như vậy 37 phẩm trợ đạo thì BẢY GIÁC CHI chỉ là bảy phẩm sau TỬ THẦN TÚC.
BÀI DAY THỨ BA:
Chúng ta hãy đọc kỹ lưỡng lời dạy thứ ba của Phật: “Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Bốn Niệm Xứ? Ba Thiện Hành, cần phải trả lời như vậy.”
BỐN NIỆM XỬ chúng ta đã hiếu nghĩa như trên đã dạy. Vậy BA THIỆN HẠNH nghĩa là gì?
BA THIỆN HANH gồm có như sau:
1- THÂN THIỆN HẠNH,
2- KHẨU THIỆN HẠNH,
3- Ý THIỆN HÀNH.
Nghĩa của BA THIỆN HẠNH là THÂN LÀM THIỆN, KHẨU NÓI LỜI THIỆN và Ý SUY NGHĨ NHỮNG VIỆC THIỆN. Đây là pháp môn TỬ CHÁNH CẨN ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trường thiện pháp.
Như vậy chúng ta biết chắc chắn trước khi tu tập TỨ NIỆM XỨ thì phải tu tập TỬ CHÁNH CẨN. Khi tu tập TỬ CHÁNH CẨN thân, khẩu, ý của chúng ta hoàn toàn trong thiện pháp không còn một chút ác pháp nào cả thì đó là lúc chúng ta bắt đầu tu tập TỬ NIỆM XỨ.
Cho nên trong bài kinh này đức Phật dạy: BA THIỆN HẠNH là thức ăn của TỨ NIỆM XỨ. Nếu không tu tập BA THIỆN HẠNH mà tu tập TỨ NIỆM XỨ thì chẳng bao giờ tu tập TỨ NIỆM XỨ được. Đối với đạo Phật là một chương trình giáo dục đào tạo, nếu lớp này học chưa xong mà vội lên lớp khác học thì chẳng đủ trình độ học thì dù có học cũng chẳng có kết quả gì.
Cho nên, 37 phẩm trợ đạo là giúp cho chúng ta phải biết tu học pháp nào trước và tu học pháp nào sau, tu học phải theo thứ tự từ pháp thứ nhất đến pháp thứ 37, chứ không phải muốn tu học pháp nào là tu, xin quý vị lưu ý cho.
BÀI DAY THỨ TƯ:
Chúng ta nên đọc kỹ lưỡng lời dạy thứ tư của đức Phật như sau: “Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Ba Thiện Hành? Các Căn Được Chế Ngự, cần phải trả lời như vậy.”
Trước khi muốn tu tập TỬ CHÁNH CẦN thì CÁC CĂN phải được CHẾ NGỰ, Vậy nghĩa CÁC CĂN và CHẾ NGỰ nghĩa là gì?
CÁC CĂN có nghĩa là các cơ quan trong cơ thân của con người, đó là:
1- NHÂN CĂN (hai con mắt)
2- NHĨ CĂN (hai lỗ tai)
3- TỶ CĂN (hai lỗ mũi)
4- KHẨU CĂN (cái miệng)
5- THÂN CĂN (cơ thể)
6- Ý CĂN (bộ óc).
Còn có NĂM CĂN nữa là:
1- TÍN CĂN (Tứ Bất Hoại Tịnh)
2- TẤN CĂN (Tứ Chánh Cẩn)
3- NIỆM CĂN (Tứ Niệm Xứ)
4- ĐỊNH CĂN (Tứ Thánh Định)
5- TUỆ CĂN (Tứ Thần Túc)
Nhưng NĂM CĂN này là căn gốc của nó là những pháp tu tập thì là sao có chế ngự được. Chỉ có chế ngự là chế ngự MẮT, TAI, MŨI, MIỆNG, THÂN. Vậy CHẾ NGỰ nghĩa là gì?
CHẾ NGỰ có nghĩa ngăn chặn là làm CÁC CĂN không cho tiếp xúc với CÁC TRẦN. CÁC TRẦN gồm có:
1- SẮC TRẦN (hình ảnh)
2- THINH TRẦN (âm thinh)
3- HƯƠNG TRẦN (mùi hương)
4- VỊ TRẤN (mùi vị)
5- XÚC TRẦN (cảm giác)
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.