Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Akutagawa Dựa Vào Đâu Để Viết Sợi Tơ Nhện của tác giả Akutagawa Ryunosuke mời bạn thưởng thức.

Là một nhà văn, đồng thời là một thành phần trí thức ưu tú của Nhật bản (tốt nghiệp Đông Kinh Đế quốc Đại học (nay là Đại Học Đông Kinh), đại học tiêu biểu cho đỉnh cao tột bực của học vấn thời bấy giờ), Akutagawa không khỏi không cảm nhận những mâu thuẫn tinh thần, đạo đức trong xã hội, do đó khi viết câu chuyện ngắn này cho thanh thiếu niên, chắc chắn ông đã cố ý gói ghém một lời răn.

Sợi tơ nhện tuy viết cho thanh thiếu niên, nhưng cũng là một tác phẩm được mọi lứa tuổi yêu chuộng, tìm đọc. Giá trị văn chương và nội dung triết lý của nó đã thăng hoa, trở thành một tuyệt tác không những của Akutagawa, của văn học Nhật bản, mà là của cả kho tàng văn học thế giới.

Xuất xứ của Sợi tơ nhện

Nội dung câu chuyện Sợi tơ nhện tuy chỉ gói ghém một lời răn rất đơn giản về tính ích kỷ, nhưng cấu kết câu chuyện được xây dựng trên cơ sở triết lý Nhân Quả của Phật giáo, những gì đang diễn ra trước mắt vừa là quả của nghiệp chướng trước đó, vừa là nhân của những gì sẽ xảy ra trong tương lai, hay cực đoan hơn, sắp xảy ra ngay sau đó. Thiện dẫn ta đến thiện, ác chuốc lấy ác. Một việc thiện dù nhỏ, tự nó là mầm mống, là hạt nhân dẫn đến cứu độ, dẫn đến siêu thoát. Nghiệp ác đưa con người đến khổ ải, đọa đày, huỷ diệt.

Rõ ràng đây là một câu chuyện Phật giáo, thế mà không một nhà nghiên cứu hay bình luận văn học nào có thể tìm ra điển tích tương tự trong kho tàng sách vở của Nhật bản. Người ta cũng không tìm ra nó trong thư tịch của Trung Hoa hay Ấn độ.

Người ta quay sang lùng kiếm kho tàng văn học tây phương. Và chính ở đây người ta tìm ra được hai tác phẩm có thể trở thành lời giải cho xuất xứ của Sợi tơ nhện.

Giả thuyết thứ nhất là câu chuyện Cây hành tây, một câu chuyện được truyền tụng trong dân gian của nước Nga có bố cục và nội dung rất giống Sợi tơ nhện. Ông Yoshida Seiichi (5) trong bài bình giảng phụ chú cuối tập truyện Sợi tơ nhện, đã dẫn chứng câu chuyện Cây hành tây này từ tác phẩm Anh em Nhà Karamazov (1881) của Dostoevski (1821-1881) qua bản dịch tiếng Nhật của Yonekawa Masao như sau:

“Ngày xửa ngày xưa, có một bà già xấu bụng. Hồi còn sống bà không làm một điều tốt nào cả. Khi chết, bà ta rớt xuống địa ngục, bị Sa tăng túm, liệng ngay vào ao lửa. Lúc ấy thiên thần phù hộ cho bà, lặng lẽ cố tìm kiểm xem trong suốt cuộc đời, bà có làm điều gì tốt không, để bạch cùng Thượng Đế. Một lúc sau thiên thần mới nhớ ra được một chuyện, bèn ngước lên bạch ngay với Thượng Đế rằng, ngày xưa có lần bà ta đã nhổ một cây hành tây, thí cho một người đàn bà ăn mày nghèo đói. Thượng đế phán, hãy đi nhổ một cây hành tây, thòng xuống dưới ao, đưa cho bà ta nắm lấy mà cứu bà ta lên, nếu đầu đuôi thông suốt, kéo bà ta ra khỏi được ao lửa thì cho bà ta lên Thiên đàng, nếu cây hành tây nửa chừng bị đứt, thì phải bỏ bà ta ở đấy. Thiên thần liền chạy đến chỗ bà lão, chìa cây hành tây cho bà và bảo bà hãy nắm chặt lấy nó, xong cẩn thận kéo cây hành tây lên từ từ. Và, đúng vào lúc thiên thần gần như kéo bà lão lên khỏi mặt ao thì những cô hồn khác dưới ao cũng vừa nhận ra là bà lão đang được kéo lên, bèn hùa nhau chụp lấy cây hành tây, mong được kéo lên theo. Bà già vốn là một người xấu bụng, liền co cằng đạp mọi người xung quanh vừa la ó, chỉ có mình tao mới được lên thôi, chứ bọn bây đâu được. Ngay lúc bà ta vừa nói xong thì cây hành tây bỗng bị gẫy ngang. Và bà già rớt xuống ao lửa trở lại, mãi tới bây giờ vẫn còn bị lửa thiêu, thiên thần đành gạt nước mắt, bỏ đi.”

Quả thật câu chuyện này có bố cục và chi tiết giống hệt câu chuyện Sợi tơ nhện, một đối một. Cây hành tây có nhân vật chính là bà già xấu bụng thì Sợi tơ nhện có tên cướp độc ác. Cây hành tây có ao lửa thì Sợi tơ nhện có ao máu, Cây hành tây có Thượng đế, Sợi tơ nhện có Phật Thích Ca. Thiên thần chìa Cây hành tây cho bà già, Đức Phật thòng sợi tơ nhện xuống cho Kandata. Cô hồn trong Cây hành tây hùa nhau níu cây hành tây thì cô hồn trong Sợi tơ nhện đeo theo sợi tơ nhện. Cả hai phương tiện cứu độ ấy đều đứt phựt viø hành động ích kỷ muốn chiếm đoạt sự cứu độ cho riêng mình, ruồng rẫy những người cùng cảnh ngộ. Một sự trùng hợp ghê rợn là cả hai có kết thúc hoàn toàn giống nhau: bà già xấu bụng và tên cường đạo cùng rớt trở lại địa ngục, vì hành động bất nhân xuất phát từ tâm địa ích kỷ của miønh.

Một lý do khác khiến người ta nghĩ Akutagawa đã vay mượn câu chuyện Cây hành tây để viết Sợi tơ nhện có lẽ là vì ông giỏi tiếng Anh, rất sành sỏi văn học tây phương (ở đại học, ông theo học ban Văn chương Anh và sau khi tốt nghiệp làm giáo sư dạy Anh văn). Người ta suy diễn là tất nhiên ông đã đọc tác phẩm Anh em Nhà Karamazov.

Nhưng chỉ với chứng ấy nội dung mà kết luận rằng Cây hành tây là xuất xứ của Sợi tơ nhện thì chưa đủ tính thuyết phục.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x