Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Anh Là Ai Tôi Là Ai của tác giả Carl Gustave Jung mời bạn thưởng thức.

Đặc trưng tâm lí cơ bản trong thái độ hướng nội và các mẫu người hướng nội chính

1. TƯ DUY HƯỚNG NỘI (INTROVERTED THINKING)

Khi mô tả lối suy nghĩ hướng ngoại, tôi đã đưa một mô tả ngắn gọn đặc điểm của lối suy nghĩ hướng nội, tới phần này tôi phải đề cập sâu hơn. Suy nghĩ hướng nội chủ yếu bị điều hướng bởi yếu tố chủ quan. Ở mức thấp nhất, yếu tố chủ quan này được thể hiện bởi một cảm nhận hướng vào trong. Suy cho cùng, cảm nhận này quyết định cách người hướng nội xét đoán một vấn đề. Đôi khi, nó có thể là một bức tranh hoàn chỉnh cho một tiêu chuẩn nào đó. Lối suy nghĩ hướng nội có thể được hình thành bằng các yếu tố cụ thể hoặc bằng các yếu tố trừu tượng. Nhưng tại những điểm mang tính quyết định, nó luôn bị định hướng bằng dữ kiện chủ quan. Do đó từ trải nghiệm cụ thể nó không dẫn ngược trở lại các tác nhân khách quan, mà luôn dẫn đến nội dung chủ quan.

Lối suy nghĩ của tư duy hướng nội

Những thực tế bên ngoài không phải là mục đích và nguồn gốc của suy nghĩ hướng nội, mặc dù người hướng nội thường thích khiến nó trông có vẻ như vậy. Lối suy nghĩ này có thể đi rất xa tới lãnh địa của thực tế và hiện tại. Nhưng nó luôn bắt đầu từ trong chủ thể và sau đó quay về với chủ thể. Những sự kiện mới diễn ra chỉ mang giá trị gián tiếp. Bởi vì mối quan tâm chính của lối suy nghĩ hướng nội là những quan điểm mới, chứ không phải nhận thức những sự kiện mới.

Suy nghĩ hướng nội định hình những câu hỏi và tạo ra những nguyên lí. Nó mở ra các triển vọng và mang đến sự thấu hiểu từ bên trong, nhưng trước các sự kiện thực tế, nó lại cho thấy một thái độ dè dặt. Giống như các ví dụ minh họa, mỗi sự kiện đều có giá trị riêng của chúng, nhưng chúng không được phép chiếm ưu thế.

Các sự kiện được thu thập làm bằng chứng hay để minh họa một lí thuyết, nhưng không bao giờ thu thập chỉ vì chính chúng. Nếu điều đó xảy ra, thì chỉ nhằm khen ngợi phong cách hướng ngoại. Với lối suy nghĩ hướng ngoại kiểu này, các sự kiện chỉ mang tầm quan trọng thứ cấp. Dường như điều quan trọng nhất là sự phát triển và sự phô bày ý tưởng chủ quan. Cái hình ảnh biểu tượng ban sơ ít nhiều mờ mịt trước ánh nhìn nội tâm.

Do vậy, mục đích của lối suy nghĩ hướng nội không bao giờ liên quan đến việc sử dụng trí óc để kiến tạo lại vật chất cụ thể, mà nó định hình những hình ảnh lờ mờ. Khao khát của nó là vươn đến thực tại. Mục đích của nó là làm thế nào để các sự kiện thực tế bên ngoài khớp vào nhau, và hình thành khung ý tưởng. Mặc dù không hiện diện trong các sự kiện thực tế, năng lực sáng tạo thực sự là biểu hiện trừu tượng phù hợp nhất của lối suy nghĩ hướng nội. Nhiệm vụ của nó hoàn thành khi cái ý tưởng nó đã tạo ra được khắc họa rõ nét trong những sự kiện bên ngoài.

Lối suy nghĩ hướng ngoại có khả năng biến tấu một sự kiện thực tế thành một ý tưởng quy nạp hoàn chỉnh hoặc tạo ra những ý tưởng mới. Lối suy nghĩ hướng nội có khả năng chuyển hình ảnh nguyên gốc thành một ý tưởng được chỉnh sửa tương xứng và phù hợp với các sự kiện xảy ra. Tích tụ đơn thuần từ các kinh nghiệm thực tế làm tê liệt suy nghĩ và che phủ ý nghĩa của những sự kiện đó. Lối suy nghĩ hướng nội thể hiện một khuynh hướng nguy hiểm là ép các sự kiện thành hình ảnh. Hoặc nó hoàn toàn bỏ qua các sự kiện đó nhằm tự do tạo ra một hình ảnh ảo tưởng. Nếu là vậy, ý tưởng được thể hiện sẽ không thể phủ nhận hình ảnh nguyên mẫu cổ xưa mập mờ của nó. Một đặc tính huyền bí nhất định sẽ bám lấy nó. Chúng ta có khuynh hướng diễn giải nó là “tính căn nguyên”, hoặc đơn thuần là kì quái. Vì tính chất cổ xưa của nó không rõ ràng với những chuyên gia không quen với các kiểu mẫu huyền bí. Niềm tin chủ quan nằm trong một ý tưởng như thế thường rất lớn. Ý tưởng càng thuyết phục thì nó càng ít bị tác động khi tương tác với các sự kiện bên ngoài.

Những người tán thành ý tưởng này thường cho rằng kho lưu trữ chật hẹp các sự kiện là cơ sở thực sự, là cội nguồn chân lí và căn cứ vững chắc cho ý tưởng của anh ta. Nhưng trường hợp này không phải vậy, cái ý tưởng đó có sức thuyết phục từ nguyên mẫu vô thức của nó. Nền tảng của nguyên mẫu này chính là vũ trụ và những chân lí bất diệt.

Song chân lí của nguyên mẫu lại mang tính phổ quát và tượng trưng, mà trước hết nó phải là một kiến thức có thể nhận biết và được công nhận trong thời đại nào đó, trước khi nó trở thành một chân lí có giá trị thực tiễn với cuộc sống. Sẽ chẳng có quy luật nhân quả nào nếu chúng ta không thể nhận thấy được nguyên nhân và kết quả trong thực tế?

Cơ chế tâm lí và vô thức tư duy hướng nội

Lối suy nghĩ hướng nội dễ dàng đi lạc trong chân lí bao la của yếu tố chủ quan. Nó tạo ra các lí thuyết chỉ vì lí thuyết. Rõ ràng với cái nhìn tới sự kiện thực tế hay ít nhất khả thi, nó luôn có một khuynh hướng dễ nhận thấy là đi từ thế giới những ý tưởng đến hình ảnh đơn thuần. Theo đó, chúng ta có linh cảm về các khả năng xuất hiện trong một cảnh tượng, nhưng không thấy chúng trong thực tế. Cho đến khi các hình ảnh cuối cùng được tạo ra, chúng không còn thể hiện điều gì từ thực tế bên ngoài, mà chỉ “đơn thuần” tượng trưng cho những điều không thể nhận thức được. Giờ đây nó chỉ là một lối suy nghĩ huyền bí và hoàn toàn không có kết quả như lối suy nghĩ dựa trên kinh nghiệm, vận hành trong khuôn khổ của các sự kiện thực tế khách quan.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x