Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Giữa khúc đường từ huyện Tiên Du về tổng Ném, bây giờ người ta còn thấy một cái cầu bắc qua một quãng nước, thông hai cánh đồng chiêm. Cầu ấy được xây theo kiểu “thượng gia, hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu), khum khum như một cái nhà dài, với mái, xà, và rui uốn cong, vắt ngang một quãng nước màu mỡ, nối hai đoạn đường ngoằn ngoèo cuộn khúc từ đồng làng Bịu đến đồng làng Ném.

Những tấm gỗ lát cầu, lúc ban đầu chỉ xẻ bằng cưa chứ không bào giũa gì cả, thế mà bây giờ cũng đã nhẵn hết. Chỉ còn những tấm lát dưới hai dãy ghế ngồi ở hai bên vệ cầu, chân người không đụng tới, vẫn còn mang lờ mờ dấu cưa, với mép gỗ giữ theo khuôn khổ thân cây. Điều này nhắc nhở cho khách đến xem rằng xưa kia, gỗ pha đến đâu thì đem ra làm tươi đến đó.

Cầu ấy bây giờ được gọi là “Cầu Vồng”. Tên gọi này chẳng phải vì thân nó uốn tròn như cầu vồng trên trời, mà do một sự tích của người bắc cầu. Cầu Vồng được bắc từ năm Chính Hoà thứ 23 (năm 1702) đời vua Lê Hi Tông.

Về mấy đời vua Lê như Chân Tông, Thần Tông, Huyền Tông, Hi Tông, và Dụ Tông, ở làng Bịu có một họ nổi tiếng về đỗ đạt và làm quan. Nói theo kiểu cổ, họ ấy là một vọng tộc vùng Kinh Bắc vào đời Lê Trịnh. Họ ấy mang tên Nguyễn Đăng.

Họ này nổi tiếng từ khi hai anh em ông Nguyễn Đăng CảoNguyễn Đăng Minh cùng đỗ đại khoa trong một khoa, trong đó anh đỗ Thám Hoa, em đỗ Hoàng Giáp. Rồi nối nghiệp nhà, hai anh em ông Nguyễn Đăng TuânNguyễn Đăng Đạo cũng đều đỗ đại khoa. Hiển hách nhất là ông em, ông Nguyễn Đăng Đạo, đỗ Trạng Nguyên khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hoà thứ tư đời vua Lê Hi Tông.

Ông Đạo sau này làm tới Thượng thư, hàm Đông Các đại học sỹ, tước Quận công, nhưng ở nơi thôn ấp, vì trọng khoa hơn hoạn, nên vẫn được gọi là ông Trạng Bịu. Cái cầu ông bắc cũng được dân chúng gọi là Cầu Vồng Trạng Bịu.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x