
Bà Già Ngủ Ngồi – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Bà Già Ngủ Ngồi của tác giả Vũ Hồng
Để mắt theo dòng chữ ngoằn ngoèo trên mai của nó, hồn bà như thả tận đâu đâu. Đám cưới con nhà nghèo, kỷ vật của ông Kim tặng bà chỉ là nó.
Trong đêm tân hôn, ngoài trời cơn mưa vần vũ, bắn những giọt nước vào tấm phên thưa, bà nhẫn nại cầm ngọn đèn dầu soi cho chồng khắc tên của hai người trên chiếc mai của nó.
Ông đã nói: “Tụi mình sẽ sống mãi cùng nó”. “Lỡ có người bắt mất thì sao?” – Bà ngước mắt nhìn ông. “Nó linh thiêng lắm. Coi chậm chạp vậy chứ nó biết tránh mọi tai họa sắp xảy ra”
– Ông mỉm c ười hiền hậu và ân cần dúi nó vào tay bà. Cho đến bây giờ, bà vẫn không thể nào quên cái cảm giác sợ sệt pha lẫn thích thú khi làn da bà chạm vào sinh vật nhỏ nhắn kia.
Hai đầu gối gần chạm tai, bà ngồi thu lu và ngó mông lung ra cửa. Cánh đồng qua mùa gặt trơ gốc rạ, xám ngoét trải dài đến tận con sông Tiền.
Cả một quãng đời tuổi thơ và đến khi đã ở vào tuổi xế chiều, bà đã gắn bó với con sông này. Ngày ấy, bà yêu ông Kim ở tính lầm lì, ít nói nhưng cương quyết, và điều quan trọng hơn cả là ông có nụ cười khiến mỗi khi nhắm mắt lại bà vẫn như nhìn thấy trước mặt.
Hàng tuần, vào chiều Chúa nhật, bà hì hục chèo ghe đưa ông sang học trung học tại Mỹ Tho. Đó là những ngày hạnh phúc nhất đời bà, những ngày mà trong cõi lòng của một người thiếu nữ đang yêu chỉ có bóng hình của ng ười ấy.
Về làm vợ ông Kim được hai năm, bà vẫn không hề biết chồng tham gia hoạt động cách mạng. Đó là thời kỳ đen tối của cách mạng miền Nam. Bà áng chừng năm đó là năm 56. Ông không nói. Bà không hỏi.
Thỉnh thoảng, bà thấy chồng dẫn về dăm ba người khách lạ và kéo vào trản – xê bàn tính chuyện gì đó thật bí mật. Trong linh cảm sâu xa của một người vợ biết lo lắng cho chồng, bà lẳng lặng ra cạnh đống rơm ngồi canh gác.
Riết rồi bà trở thành người bảo vệ cho các cuộc họp quan trọng của huyện ủy lúc nào bà cũng không hay. Bước đầu tiên bà đến với cách mạng âm thầm như thế đó.
Sau này, mỗi khi thấy bóng người xuất hiện phía xa, bà chỉ cần cất tiếng gọi to: “Qui ơi, về ăn cơm, qui ơi!” thì trong nhà ông Kim đã hiểu.
“Mày định phá phách gì nữa đó, qui?” – Con qui tuột khỏi tay bà từ lúc nào. Nó chúi đầu vào đống trấu bà dành để trồng gừng và bới tung cả lên. Quá đà, nó lật ngửa người và giơ những bàn chân chòi đạp, cầu cứu.
Bà lắc đầu, kéo ống tay áo chùi những giọt nước mắt đã khô đọng trên trên mặt rồi nhẹ nhàng đỡ nó lên, tay quất nhẹ vào mai nó như đánh đòn. Nó khôn ngoan chui vào trốn trong cái nồi bể.
Người xưa nói, loài qui sống rất dai, dễ có đến mấy trăm năm. Đời người ngoảnh đi ngoảnh lại thì đã về làm bạn với đất. Bà chua xót khi nghĩ đến ngày bà phải xa nó cũng như xa đàn kiến mà ngày ngày chúng hủ hỉ với bà.
Hiện tại, bà cảm thấy trong người rất sảng khoái như chưa bao giờ được sảng khoái nhưng từ trong tiềm thức, bà biết trí óc bà đã phát ra tín hiệu sống lần cuối cùng nh ư một ngọn đèn lóe lên bất chợt rồi sẽ tắt ngấm vĩnh viễn.
Bà định bụng ngày mai bà sẽ gởi con qui vào ngôi thánh thất Cao Đài bên kia rạch. Cái nơi mà bà vô tình gặp lại nó cách đây sáu năm. Khi ấy, bà đi cúng rằm, đang đứng cầu nguyện chợt bà nghe nhồn nhột dưới chân.
Bà cúi xuống và bắt gặp dòng chữ quen thuộc trên chiếc mai kia. Bà không ngăn được xúc động, òa khóc nức nở khiến mọi người phải bỏ dở buổi đọc kinh. Hiểu rõ sự tình, vị Đầu họ đạo đồng ý cho bà đem con qui về nuôi dưỡng.
Ngày đó, con qui bỏ nhà ra đi sau cái hôm ông Kim bị đưa lên máy chém hồi mùa mưa năm 61. Tính đến ngày bà gặp lại nó cũng gần 30 năm. Ba mươi năm, hơi hướng của chủ cũ nó vẫn không quên.
Riêng bà, mỗi khi nhìn nó, bà cứ ngỡ ông Kim như còn lẩn khuất đâu đây. Bà tin rằng ông chỉ đi dạy học đâu đó rồi chốc nữa sẽ về bên bà. Niềm tin ấy lặp đi lặp lại, ngày này sang tháng khác riết rồi bà cứ ngỡ như thật.
Bà cứ ngỡ như vùng quê của bà chưa hề đi qua một cuộc chiến tranh khốc liệt.
Bà cứ ngỡ như mình đang rón rén bước từng bước men theo rào, lén vạch tấm vách lá rình xem chồng mình dạy dỗ lũ học trò ra sao để mà tự hào, một niềm tự hào đè nén sâu kín để rồi những khi đi làm lụng cực nhọc, bà đem niềm tự hào ấy ra mà gặm nhấm sung sướng một mình.
Tinh nghịch, con qui lại lén bò ra, ngậm một dúm trấu thả xuống đường đi của đàn kiến. Bà trừng mắt: “Con quỷ! Mày làm chúng đem cơm chậm cho ông, ông đói cho coi. Trưa trờ trưa trật rồi!”.
Con qui giả vờ rụt đầu vào, tỏ vẻ sợ hãi. Bà bỏ thêm cho đàn kiến vốc cơm nguội nữa: “Tụi bây đem nhiều cho ông đi!” – Bà cứ ngồi như thế mà nhích dần theo đàn kiến.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.