Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Bái Đính – Một Vùng Văn Hóa của tác giả Ngô Văn Minh mời bạn thưởng thức.

Thần phả Quí Minh Đại Vương

(Theo ngọc phả lục thuộc càn chi nhất thượng đẳng thần quốc triều chính bản của bộ lễ)

Thời xưa cuối đời họ Hùng là thời Duệ Vương (Hùng Duệ Vương, huý là Huệ Lang sinh năm canh thân 421 Tr.CN, lên ngôi khi 14 tuổi, làm Vua đến năm 258 Tr.CN). Nước ta từ đạo Sơn Tây, phủ Quảng Bá, huyện Gia Hưng, động Lăng Xương. Có một nhà tên là Nguyễn Cao Hành, lấy người trong động tên là Đinh Thị Điện. Vợ chồng làm điều nhân, tích việc nghĩa, giúp đỡ người nghèo đói, Người trong địa phương ai ai cũng khen là người có lòng tốt. Lúc này ông Nguyễn Cao Hành đã ngoài 50 tuổi chưa có con, gặp buổi tiết xuân hoà khí, chốn chốn nở hoa, chật đường đi lại, người người du lịch. Ông cùng với ông anh ruột, là ông Nguyễn Xương cùng với mấy người hang động lên chơi chon Vân Sơn, núi Tản Viên. Đi đường bộ vừa đến chân núi bỗng gặp một ông lão đầu râu tóc bạc, đầu đội mũ trăm sao, vừa đi vừa hát, đằng sau có vài thanh đồng hầu rượu có mang theo đàn và một cái la bàn, lấy làm lạ mọi người bỏ về.

Còn hai ông đứng lại bảo nhau rằng, đây không phải là ông lão tiên, thì cũng là thần núi Tản chứ không phải người trần gian. Nói xong hai Ông đến trước mặt Ông lão vái chào mà rằng: Nhà tôi bạc đức hai anh, em tuổi đã cao mà con cái chưa có, nay may gặp tiên ông ở đây dám xin mở rộng lòng nhân, làm phúc cho anh, em chúng tôi chóng có tin mừng và có người nối dõi gia đường, thật là muôn đội đức lớn của tiên ông vậy. Ông lão nghe nói cười mà rằng: “Tôi chẳng phải Tiên, chẳng phải Thánh chỉ là người nhàn trong cuộc trong cuộc đời, nay hai ông gặp Tôi ở đây, là nhà hai ông có hậu đức chứ không phải bạc đức. Tôi xem ở đây có một cục đất long triều, thuỷ tụ, tả đôi, hữu đôi huyệt cư nhâm bính, tốc phát như lôi, để vài năm thì sinh tam Thánh tử.

Hai Ông về nhà thu hài cốt người trước, sáng mai đem đến đây Tôi sẽ giúp”. Hai ông rất mừng chào từ biệt ông lão trở về nhà lấy hài cốt Mẫu Thân sáng sớm mai đem đến chân núi, thời đã thấy Ông lão đến trước ngồi đợi hai ông. Hai ông bái kiến ông lão, ông chiếu la bàn điểm huyệt mà an táng, táng xong hai ông định làm lễ tạ thì ông lão biến mất. Từ đó hai ông trở về chuyên việc tán tài, giúp đỡ mọi người, chưa tới hai năm quả thấy hai bà vợ, trong hai trong hai gia đình đều có mang thai. Đến ngày, đến tháng vào năm bính thân, mùa xuân, tháng giêng ngày mồng bốn (năm 385 Tr.CN) bà vợ ông anh sinh một trai, bà vợ ông em sinh một bọc vỡ ra được hai trai đều mắt rồng, mắt phượng, hàm yến, mày ngài, ngũ nhạc triều thiên, tam đình bình chính.

Hai nhà cả mừng lấy làm trời cho, đất phúc có thể thịnh vượng. Con trai ông anh đặt tên là Tuấn, con trai ông em một tên là Sùng, một tên là Hiển. Từ đó xuân sinh, hạ lớn chẳng học mà tự biết, trên từ thiên văn, dưới từ địa lý, không một việc gì mà không biết, không một vật gì mà không tỉnh. Đến năm 13 tuổi thì than ôi biến chẳng trước lường, hoạ không đơn chí, chỉ trong một năm mà cha, mẹ hai nhà đều chết cả. Từ đó 3 anh em sớm vậy, tối vậy, một nắng, mười rét, bốn bề phên rách gió thổi, nhà cửa không còn cỏ mọc. Ba anh em dẫn nhau lên chon Linh Sơn, núi Tản Viên nương nhờ bà họ Ma là Cao Sơn thần nữ và bà nhận là con nuôi, ngày ngày hái rau, kiếm củi để có ăn, có mặc. Sau đó anh cả là Tuấn cũng cầm được gậy tre của Thái Bạch dưới sách ước của Thủy Tề, cứu được hoạ phúc cho thế gian, báo được ơn sâu của mẹ nuôi, người thời ấy khen là thần núi Tản Viên.

Bà Ma Thị cũng công nhận là con có hiếu, Bà lập chúc thư gồm tất cả ruộng đất, núi đồi giao phó cho Tuấn Công. Sau khi bà Ma Thị mất Tuấn Công chia từ núi non về phía tay trái giao cho Sùng Công, lập sung Công làm “Tả Kiên Thần”, từ núi nhạc trở về bên tay phải giao cho Hiển Công, lập Hiển Công làm ” Hữu Kiên Thần” nhân dân địa phương gọi ba ông là ba Sơn Thần vậy. Lúc này Duệ Vương sinh được 20 hoàng nam tử, 6 công chúa, chỉ còn 2 công chúa. Công chúa thứ nhất là Tiên Dung đã gả cho Chử Đồng Tử.

Còn công chúa Mỵ Nương (có sách ghi là Ngọc Hoa), thì thiêm cung đương khoá, ngọc nhị nguyên phong, túc ước lương duyên, kỳ tất chưa định. Vua bèn cho lập lầu ở đất Hào Trì, thành Phong Châu đề ba chữ ” tuyển tế lầu”, chiêu truyền thiên hạ thần dân ai có thông minh, tài trí, anh hùng đức độ có thể nhường ngôi được là gả Công chúa cho, ngày ấy bến chật tầu thuyền, trước lầu xe ngựa. Hát văn múa mà rắn, rồng bóng động, sao tinh đẩu rụng giang hàn, vũ trận vây mà hổ báo hồn kinh, động sấm sét chớp loè góc bể. Một trường nhà nước, bốn bể anh hùng nhưng đều là được điều này, mất điều khác chưa được toàn tài, chưa được xứng ý, thơ đào yêu còn chưa được ngâm, người sau có thơ vịnh rằng:

Nhất trường gia quốc thôi tình động

Tứ hải anh hùng lão nhãn ngang

Bất giác việt thành xuân tái thược

Vị thuỳ khải thủ, vị thuỳ phong.

Tạm dịch thơ:

Mở hội kén chồng tình xuân lay động

Bốn bể anh hùng những đua chen

Biết ai mở khoá vườn xuân sớm

Tài cao đức trọng mãi cầu mong

Lúc này Sơn Thánh (Tuấn Công) được tin bèn bảo tả, hữu Kiên Thần rằng: Xưa khen nam tử gặp được giai nhân đã là lạ, huống chi lấy vợ là Công chúa mà chẳng thích hay sao. Vả lại con gái Vua là bậc nghiêng nước, nghiêng thành. Phải nói rằng chúng ta vượt đường xa mà đến, chắc chắn rằng ước trao tơ không vào tay ta thì vào tay ai? Nói xong ba người cùng đến lầu dự thi.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x