Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Bài Giảng Thẩm Định Dự Án Đầu Tư của tác giả TS. Phạm Xuân Giang

Chương 1. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1.1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

1.1.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu của môn học

Môn học: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ là một môn học thuộc khoa học kinh tế nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thiết lập dự án và đặc biệt là thẩm định các dự án đầu tư. Muốn thẩm định dự án thì điều đương nhiên phải có dự án. Mặt khác muốn hiểu thấu đáo kỹ thuật thẩm định dự án, đòi hỏi người làm công tác thẩm định phải biết nguyên tắc, trình tự và nội dung của một dự án. Bởi, vậy, nội dung quan trọng đầu tiên trong phân tích, thẩm định dự án là phải nắm được các kiến thức về thiết lập dự án đầu tư. Bắt đầu từ việc nghiên cứu các giai đọan hình thành và triển khai một dự án đầu tư, bố cục của một dự án khả thi cho đến bước nghiên cứu một số nội dung chính của dự án khả thi. Bao gồm: nghiên cứu khía cạnh thị trường, khía cạnh công nghệ kỹ thuật, khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự cho dự án. Sau đó là nghiên cứu hiệu quả tài chính và bước cuối cùng của dự án là nghiên cứu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án. 1

Tuy nhiên phần trọng tâm của giáo trình này lại là phần thẩm định dự án đầu tư, nhằm mục tiêu:

– Ngăn chặn các dự án xấu, hiệu quả kinh tế thấp

Không bỏ qua các dự án tốt, hiệu quả kinh tế cao

Phần này nghiên cứu một số vấn đề về phương pháp luận thẩm định dự án đầu tư, trước hết là thẩm định về mặt tài chính của dự án. – Thẩm định tài chính dự án có liên quan chặt chẽ đến chiết khấu dòng tiền, nên trong môn học này đã trình bày một số công thức có liên quan đến dòng tiền mặt. Kiến thức tính tóan từ những công thức này là cơ sở ban đầu cho việc tỉng tóan các tiêu chuẩn dùng thẩm định dự án đầu tư. Đó là các tiêu chuẩn: Hiện giá thuần (NPV); Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR); Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) và Thời gian hòan vốn (PP)…

Nghiên cứu hiệu quả tài chính của dự án trong trong từng năm thường phải tính điểm hòa vốn. Tính điểm hòa vốn (BEP) đồng nghĩa với việc xác định ranh giới giữa lời và lỗ của dự án trong mỗi năm. Điểm hòa vốn của dự án càng thấp, khả năng sinh lời càng cao. Tuy nhiên, người lập và thẩm định dự án không phải tùy tiện thay đổi dữ liệu để có được điểm hòa vốn thấp. Việc xác định điểm hòa vốn phải đảm bảo tính khoa học, xuất phát từ nội dung của dự án, chú không phải xuất phát từ yếu tố chủ quan, tùy tiện.

Thẩm định dự án không phải chỉ được tiến hành trong trong thái tĩnh, trạng thái không có lạm phát của nền kinh tế, bởi đó là điều không thực tế. Mà việc thẩm định dự án nhất thiết phải nghiên cứu cả trong trạng thái động- trạng thái lạm phát của nền kinh tế để đưa ra những kết luận về mức độ an tòan của quá trình đầu tư và vốn đầu tư. Phân tích độ nhạy là một trong những phương pháp nghiên cứu tính rủi ro, tính hay thay đổi của các biến sốvà tính lạm phát của nền kinh tế. Sự biến động này có xuất phát điểm từ sự biến – động của môi trường vĩ mô. Bởi vậy việc lập dự án, thẩm định dự án không thể không đặt trong bối cảnh của môi trường vĩ mô. Trong môi trường này có yếu tố ngày càng chặt chẽ hơn, chẳng hạn luật pháp, nguồn lao động, tài nguyên, vốn… nhưng cũng có yếu tố ngày càng nhiều hơn, rộng rãi hơn như trình độ khoa học, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật… Như vậy, dự án luôn luôn năm trong một mối liên hệ chằng chịt và nhiều chiều.

Cùng một lượng vốn đem vào đầu tư, nhưng đầu tư vào thời điểm này có hiệu quả cao hơn là thời kỳ khác. Ngược lại, khi quá trình đầu tư đã đến thời kỳ chấm dứt, vấn đề đặt ra là phải chọn đúng thời điểm kết thúc dự án. Sự kéo dài thời gian tồn tại của dự án đôi khi dẫn đến “lợi bất cập hại” gây nhiều rắc rối cho chủ đầu tư. Tất cả những vấn đề này sẽ được nghiên cứu kỹ trong phần xác định quy mô và thời điểm đầu tư.

Việc thẩm định dự án đầu tư phải dựa trên căn bản báo cáo ngân lưu (còn gọi là báo cáo dòng tiền mặt) của dự án. Có thể nói *báo cáo ngân lưu là trái tim của thẩm định dự án. Cũng giống như nói chiết khấu dòng tiền là trung tâm của tài chính. Dự án cũng giống như một doanh nghiệp: không có tiền mặt thì không có một hoạt động nào cả. Không có tiền mặt thì dự án không thể tiếp tục tiến hành. Không có tiền mặt thì doanh nghiệp cũng như dự án đều sẽ bị phá sản. Kinh doanh cho dù có lời nhiều, nhưng lời đó đang bị chiếm dụng, thì kinh donh đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bởi vậy, trong thẩm định dự án, người ta thẩm định trên các dòng tiền mặt. Muốn có kết quả thẩm định tin cậy, cần phải lập đúng báo cáo ngân lưu dự án. Dữ liệu trên báo cáo ngân lưu dự án là thông tin giúp xác định chính xác các tiêu chuẩn dùng thẩm định. Có hai phương pháp lập báo cáo ngân lưu dự án: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi một phương pháp lập có những đặc trưng riêng, có những thuận lợi và khó khăn không giống nhau. Nhưng đích cuối cùng vẫn phải xác định cho được dòng ngân lưu ròng.

Tóm lại đối tượng nghiên cứu của môn học: Thẩm định dự án đầu tư là nghiên cứu báo cáo dòng tiền mặt và các tiêu chuẩn dùng thẩm định dự án trong điều kiện có và không có lạm phát để từ đó cho phép đánh giá, chọn lựa các dự án khả thi làm căn cứ bỏ vốn đầu tư cho các nhà đầu tư.

1.1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của môn học

Kế thừa và phát huy những kiến thức của tài chính để vận dụng trong lập và thẩm định dự án đầu tư. Trước hết là các kiến thức về dòng tiền và chiết khấu dòng tiền.

– Thể hiện một cách rõ ràng các giai đoạn hình thành và triển khai một dự án đầu tư. Bố cục và nội dung chính của một dự án khả thi. Các bước tiến hành lập một dự án khả thi.

Làm rõ bản chất của báo cáo ngân lưu, cách lập một báo – cáo ngân lưu dự án. Chỉ ra được sự giống và khác nhau của báo cáo ngân lưu dự án với báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Trình bày khái quát mối quan hệ giữa báo cáo ngân lưu dự án với báo cáo kết quả họat động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

– Trình bày cách tính các tiêu chuẩn dùng để thẩm định dự án đầu tư cùng nguyên tắc sử dụng, điều kiện sử dụng, vai trò và ý nghĩa của từng tiêu chuẩn.

– Chị ra những vấn đề lý luận và thực tiễn thẩm định dự đầu tử trong điều kiện không có và có lạm phát. Sự khác nhau giữa chúng là gì? Cách điều chỉnh ra sao ?

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x