Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Bẫy Ngụy Biện Trong Tư Duy Phản Biện của tác giả Thinknetic mời bạn thưởng thức.

2. Lập luận thông qua luận điểm

Charles, cậu út nhà tôi, rất thích siêu anh hùng Người Sắt của Marvel, Tony Stark. Tôi đã không biết thằng bé đam mê nhân vật này đến nhường nào cho đến khi xem hết bộ phim Avengers. Trong phim, Thor đánh Người Sắt bằng một tia sét siêu nhanh, nhờ thế anh ta có đủ năng lượng để giáng cây búa trở lại với “400% công lực” của bộ đồ Người Sắt. 400%? Là một kỹ sư điện tử, tôi nghĩ điều này thật nực cười. “Charlie,” tôi nói, “400% công suất điện có thể nung chảy đống mạch đó cùng bộ đồ của Người Sắt đấy con.”

Thằng bé nhìn tôi với vẻ ngờ vực. “Mẹ, Tony Stark đã nói thì phải đúng!”

Tôi kể với chồng tôi rằng: “Con trai mình còn tin một nhân vật hư cấu hơn cả em, anh ạ!” Chồng tôi, một kỹ sư cơ khí, bình tĩnh trả lời: “Giống như ai đó đã không tin anh khi anh bảo rằng chiếc xe của cô ấy không thể chạy bằng ethanol mà không trải qua quá trình chuyển đổi, chỉ vì ngôi sao Hollywood yêu thích của cô ấy nói điều đó có thể. Em nhớ chuyện đó đã thành ra thế nào không?”

Trời đất, tôi nghĩ. Kịch bản của Robert Downey Jr. xác nhận một sự bất khả thi về mặt kỹ thuật cũng đáng tin như lời ủng hộ celluloid của một người nổi tiếng liên quan đến nhiên liệu thích hợp dành cho ô tô của tôi. Sự tương đồng trong suy nghĩ của chúng tôi đã trở thành một luận điểm.

Tiên đề đầu tiên: Mọi điều A nói đều đúng.

Tiên đề thứ hai: A đưa ra một phát biểu.

Kết luận: Phát biểu đó chắc hẳn đúng.

Luận điểm đúng nếu cả hai tiên đề đều đúng. Đó là một lập luận hợp lệ. Nhưng tiên đề đầu tiên hóa ra lại sai. Do đó, lập luận không xác đáng dẫn đến kết luận sai.

LẬP LUẬN VÀ TRANH LUẬN

Các luận điểm thường hướng đến việc thuyết phục. Một luận điểm đưa ra phát biểu và chứng minh nó bằng các lập luận dẫn chứng. Chúng ta cũng đã thảo luận rằng lập luận là việc mà tất cả mọi người đều làm nhưng chẳng mấy ai có thể lập luận logic. Lập luận logic là một quá trình có hệ thống. Trình bày một cách có cấu trúc các lập luận logic được gọi là tranh luận. Các học giả thường gọi các luận điểm là “ngôn ngữ của logic”.

Lập luận khác với tranh luận; lập luận là quá trình tư duy, còn tranh luận là cách diễn giải quá trình tư duy ấy theo các nguyên tắc logic. Thông qua một tập hợp các phát biểu có cấu trúc, tranh luận đưa ra các luận cứ hỗ trợ cho một phát biểu. Luận điểm có hai thành tố: một hoặc nhiều tiên đề và một kết luận.

Mọi luận điểm đều bao gồm lập luận, nhưng không phải mọi lập luận đều có lý. Một số luận cứ chỉ thuần mang tính cung cấp thông tin. Các luận cứ cho một tranh luận luôn nhắm đến việc củng cố hoặc làm suy yếu khả năng chấp nhận một phát biểu nhất định. Mục đích chứng minh là điểm phân biệt một luận điểm so với các dạng phát biểu khác.⁴

Để một luận điểm trở nên thuyết phục thì kết luận và tiên đề đúng thôi chưa đủ. Tiên đề nên đưa ra các luận cứ thuyết phục để kết luận được chấp nhận. Các cơ sở mà tiên đề đưa ra nên được kết nối chặt chẽ với kết luận. Cách luận điểm trình bày các tiên đề của nó và kết luận chính là quá trình lập luận logic mà tâm trí của chúng ta trải qua.

• Nhà của một người là lâu đài của anh ta. (Đúng)

• Nhà vua sống trong lâu đài. (Đúng)

• Vua là một con người. (Đúng)

Trong ví dụ trên, có hai tiên đề và một kết luận. Các tiên đề đúng, kết luận cũng vậy, và không có gì sai với mỗi phát biểu. Tuy nhiên, các tiên đề không dẫn đến kết luận thuyết phục – kết luận vẫn đúng ngay cả khi không có tiên đề. Luận điểm không thuyết phục vì nó không tạo được liên kết logic chặt chẽ giữa tiên đề và kết luận.

TÍNH HỢP LỆ VÀ SỰ XÁC ĐÁNG

Tính hợp lệ của một luận điểm hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc, chứ không phải nội dung của nó. Một luận điểm có thể hợp lệ ngay cả khi nó không xác đáng. Một luận điểm hợp lệ nếu nó có dạng thức khiến các tiên đề không đúng, mà kết luận lại sai. Hãy xem xét luận điểm sau:

• Những người sinh năm 1990 được gọi là thế hệ Millennial. (Đúng)

• George Washington sinh năm 1990. (Sai)

• Vì vậy, George Washington là một người thuộc thế hệ Millennial. (Sai)

Nếu tiên đề sai trước đó được sửa cho đúng và cấu trúc vẫn được duy trì, chúng ta có:

• Những người sinh năm 1990 được gọi là thế hệ Millennial. (Đúng)

• Emma Watson sinh năm 1990. (Đúng)

• Vì vậy, Emma Watson là một người thuộc thế hệ Millennial. (Đúng)

Một luận điểm hợp lệ hoàn toàn có thể có một kết luận sai, miễn là ít nhất một tiên đề sai.⁵

Việc phân biệt giữa tính hợp lệ và tính xác đáng có thể phức tạp nhưng rất hấp dẫn. Hãy xem xét chúng thông qua một số ví dụ sau đây.

(1) Trong một luận điểm hợp lệ, khi mọi tiên đề đều đúng, kết luận luôn đúng.

• Mèo là động vật có vú. (Đúng)

• Sư tử thuộc họ mèo. (Đúng)

• Do đó, sư tử là động vật có vú. (Đúng)

(2) Ngay cả khi tiên đề sai, kết luận vẫn có thể đúng và luận điểm hợp lệ nhưng không xác đáng.

• Cá voi sống ở đại dương. (Đúng)

• Cá mập đầu búa là một loại cá voi. (Sai)

• Do đó, cá mập đầu búa sống ở đại dương. (Đúng)

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x