
Bên Dòng Hương – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Bên Dòng Hương của tác giả Anh Đức mời bạn đọc thưởng thức.
Nhờ các bạn văn nghệ Bình Trị Thiên có lòng yêu, cho xe vô tận Đà Nẵng để đón, nên chỉ non hai tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã ra tới Huế. Từ trên đỉnh đèo Hải Vân, ở chỗ giáp ranh hai tỉnh Quảng Đà – Bình Trị Thiên trở đi, mọi ý nghĩa của tôi đều hướng về mặt đất Huế mà tôi chưa từng đến.
Trong buổi chiều mùa xuân nắng còn vương trên nhựng triền núi cao mây bay tợ khói và bên dưới là những ghềnh biển trắng xóa sóng trào, tôi nhận ra Huế trướt hết đến với tôi bởi Lăng Cô, một vùng biển lặng im, với một ngư thôn nằm trên doi cát ghếch mũi nhiều con thuyền. Vài làn khói ẩm màu lam lơ lửng bay lân từ những mái tranh mái ngói ló dạng dưới tre xanh.
Tôi chợt nghe như có mùi tôm sò nướng tỏa thơm từ mâm nhà nào đó. Có tiếng trẻ cười nói bi bô với mẹ ở đâu đó, và những mũi thuyền còn ướt nước biển khơi kia dường như đang thở. Lòng tôi đằm thắm yên tĩnh lại trước cảnh sắc giống như tranh thủy mặc nơi thôn xóm địa đầu phía Nam Huế tràn ngập thanh bình, sau khi vừa hồi hộp vượt qua bao ngọn đèo hiểm của Hải Vân.
Rồi khi Lăng Cô đã ở lại phía sau, nhìn bóng núi mây mờ mịt sương chiều, tôi bỗng nao lòng chạnh nghĩ tới chiến khu Thừa Thiên mà tôi ánh chừng là ở mạn ấy, nơi bao anh em đồng chí của tôi đã từng sống và chiến đấu trong những tháng năm gian lao cơ cực, có những buổi đói cơm, có những buổi sốt rét run người và có những chiều mưa tầm tã, y như chúng tôi đã trải qua ở những cánh rừng Nam.
Đêm đầu tiên ở Huế, chúng tôi thả bộ dài dài tới cầu Tràng Tiền, qua tả ngạn sông Hương, đi tới chợ Đông Ba và cầu Gia Hội, rồi lượt về ghé lại một quán giải khát bên sông. Anh bạn cùng đi, tuổi lớn hơn tôi chừng một con giáp, trước cách mạng đã từng ra Huế học, bảo tôi:
– Anh Đức nè, cứ nghĩ rằng đêm nay mình được ngủ ở Huế cũng đủ thấy khoái rồi, phải không?
Tôi gật đầu, cười. Quả tôi cũng có ý nghĩa giống như anh, chưa kịp thốt thì anh đã nói trước. Tất nhiên nỗi thích thú của anh có những khía cạnh khác. Anh có một Huế cách đây trên bốn mươi năm để đối chiếu, có bao nhiêu thứ của quá vãng để suy gẫm, bao gồm cả dư vị ngọt ngào của những mối tình.
Còn tôi, tôi đến Huế tinh khôi, mới mẻ. Có điều, tất cả chúng tôi ai cũng khoan kháo, ai cũng yên trí bởi một niềm vui sướng chung là sau khi tham gia kháng chiến ở một vùng đất khác, hôm nay chúng tôi được tới một Huế đã gần tròn mười năm yên vũng.
Hồi chiều, các bạn ở Huế bảo ngày mai sẽ đưa chúng tôi đia xem đây đó, trước hết là xem lăng vua. Nhưng các bạn có nói là với thời gian chỉ có vài hôm của chúng tôi thì không nên xem hết cá Lăng mà chỉ nên xem một vài cái, ví dụ Lăng Tự Đức, hay thêm nữa là lăng Khải Định. Tôi đâu biết lăng nào rằng lăng tẩm vua cũng đáng nên coi lắm.
Từ lâu rồi và ngay hôm nay đây khi tới Huế, tôi biết rằng chốn cố đô còn để lại nhiều cung điện, đàn miếu, lăng tẩm nhất nước này cách đây gần hai thế kỷ đã xảy ra một sự biến, từ đó đưa đất nước lâm vào một tai ương to lớn nhất.
Tôi thường nghĩ tới buổi chiều Phú Xuân tháng chín năm 1792, buổi chiều cuối cùng của vua Quang Trung. Từ cái buồi chiều năm đó, vận nước bỗng ngoặt sang một nẻo khác, hết sức rủi ro, đầy thảm kịch, và thảm kịch kéo dài tới trên tám mươi năm mới bắt đầu được tháo gỡ, nhưng mãi cho tới mùa xuân 1975 thì mới được tháo gỡ hoàn toàn.
Tôi đến lăng Tự Đức vào buổi sáng. Bầu trời âm âm không có nắng. Vùng đồi Dương Xuân đắm mình trong làn sương mỏng. Buổi sớm đã rạng, nhưng làn sương ấy, tuy là rất mỏng, vẫn gieo cho tôi cái cảm giác ở trong cảnh nửa thực nửa ảo. Lăng Tự Đức không phơi bày ra hết, kể từ lúc đi qua cổng lăng, hầu như tôi chưa nhìn thấy gì.
Khu lăng bộc lộ vẻ đẹp của mình một cách u uẩn và bất chợt. Đi tới đâu mới biết nó đẹp dần ra tới đó. Chỗ này ngó nhìn tỏ rõ, nhưng chỗ nọ lại còn bị khuất che. Và khi đi khắp lăng rồi tôi như vỡ nhẽ ra thêm về con người Tự Đức. Vị hoàng đến này thật là không đơn giản.
Cần phải tìm hiểu suy nghĩ về ông vua ấy như tìm hiểu về sự ác và thiện, về tính độc đoán và nhu nhược, về nỗi hối hận còn giày vò nơi “Khiêm cung ký”, tạo trên tấm bia bằng đá Thanh nặng nề to lớn kia với chính nét chữ đẹp đẽ bén sắc của mình. ở thành phố Hồ Chí Minh, nhà tôi ngụ trên con đường mang tên vua Tự Đức.
Cho tới bây giờ, con đường này vẫn chưa đổi tên. Tôi nghĩ tên đường đó thế nào cũng phải đổi, bởi đầu hàng khi nào cũng là trọng tội, bất kể những lời biện giải trên bia, nhà vua có ý thanh minh về sự thất bại đó của mình, thậm chí đã nói là hãy để trời đất xét xử mình. Trời đất, dân tộc và lịch sử đã xét xử, và chắc chắn đã xét xử không sai.
Nhưng vì ông vua thì vẫn là một con người cho nên tình huống nội tâm của con người nầy cứ khiến tôi vừa rảo bước trong lăng vừa phải suy ngẫm. Là người vẽ phác đường nét chính cho cái lăng của mình, Tự Đức ngoài tài thi ca văn học, còn bộc lộ tài năng kiến trúc xây dựng. Theo tôi, toàn bộ khu lăng nầy đã thể hiện chính con người Tự Đức. Vào khỏi cửa lăng, cảnh vật đền đài trong lăng hiện ra không bình thường. Lăng gây cho tôi ấn tượng không bằng phẳng và xuôi thuận.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.