Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Thay lời nói đầu

Bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi có thêm một cuốn sách về đề t{i “cải tổ” v{ sự phá hoại ngay sau đó ở Liên xô. Trong 10 năm sau khi Liên Xô sụp đổ đ~ có qu| nhiều người viết về nó. Tất cả những ai muốn bày tỏ, đều đ~ b{y tỏ. Những người liên quan – các nhà hoạt động chính trị, các trợ lý thân cận của họ, các nhà ngoại giao, nhân viên mật vụ, – đều đ~ viết hồi ký. Những người nghiên cứu: các gi|o sư v{ tiến sĩ, c|c nh{ sử học, chính trị học, địa chính trị và triết học đều đ~ l{m việc rất thành tâm.

Như nhiều người khác, tôi cố gắng đi tìm c}u trả lời cho vấn đề còn trăn trở: Về nguyên tắc, tại sao có thể xảy ra như vậy? Trong số những gì đ~ được viết ra vẫn có nhiều điều l{m tôi băn khoăn: nhiều sự kiện còn thiếu, c|c phương ph|p tiếp cận chưa phanh phui tới tận cùng, thường thiếu những tư liệu về việc ai và mục tiêu người đó đ~ theo đuổi là thế nào, các nhiệm vụ đ~ được giải quyết ra sao, c|c đòn tấn công từ bên trong v{ bên ngo{i đ~ được chuyển hóa như thế n{o dưới ảnh hưởng của những hoàn cảnh bị thay đổi, mối quan hệ giữa chúng thế n{o. Để tìm ra câu trả lời tôi đ~ tìm c|c cuốn s|ch mang tiêu đề hay tên các tác giả có liên quan tới đề tài này. Song, những câu trả lời trong số s|ch tôi tìm được hoàn toàn không làm tôi thỏa mãn.

Khi đó tôi quyết định nêu ra giả thuyết của mình và nó nằm ngay trong cuốn sách này. Sau khi phân tích những thông tin có được theo phương ph|p luận của quan điểm hệ thống rất thông dụng hiện nay, tôi cho rằng nó đ~ đạt tới mức độ mới về chất lượng so với những gì có trước đó.

Hiện tượng xảy ra với Liên Xô trong những năm cải tổ vô cùng đơn giản. Về hiện tượng này, hiện có hai quan điểm – thậm chí những nhà nghiên cứu chân thành và thiện tâm nhất cũng luôn luôn cố chỉ ra rằng những sự kiện trên lãnh thổ Liên xô hoặc l{ do }m mưu của Mỹ, hoặc l{ đổ hết mọi tội lỗi cho những nhân vật trong Ban l~nh đạo Xô Viết. Chúng tôi thấy có mối tương t|c của cả nguyên nhân này lẫn nguyên nhân kia.

Chúng tôi không định đưa thêm một phân tích xét lại cuộc cải tổ v{ giai đoạn diễn ra trước đó. Đấy là công việc của các nhà sử học. Phương |n được lựa chọn đơn giản hơn nhiều. Xuất phát từ việc những phương thức được áp dụng để chống lại Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết có đặc điểm mới, đặc biệt l{ v{o giai đoạn 1985-1991. Điều đó có nghĩa l{ cả c|c phương ph|p nghiên cứu cũng phải hiện đại hơn. Quan điểm hệ thống và những phương thức kh|c đem |p dụng ở đ}y sẽ gây ra nhiều điều đặc biệt phức tạp. Tuy nhiên, theo tôi, nhiều điều xảy ra có thể không được liệt kê tỉ mỉ và chỉ được làm rõ khi sử dụng quan điểm hệ thống. Điều đ|ng tiếc là với số lượng tài liệu sưu tầm được thì chưa thể sử dụng được quan điểm hệ thống về những gì đ~ xảy ra với nước Nga trong những năm 1985-1991. Có quá nhiều sự kiện trùng lặp. M{ như Goethe (1749-1832. Nh{ văn Đức) từng nói, dân tộc nào không mong muốn hiểu biết quá khứ của mình thì dân tộc đó đ|ng phải trải nghiệm lại nhiều lần nữa.

Bất cứ ý định nào tìm hiểu điều đ~ xảy ra trong những năm 1985-1991 cũng ho{n toàn vô ích, nếu chỉ phân tích các sự kiện đ~ diễn ra trong khuôn khổ thời gian kể trên, bởi cải tổ – đó l{ chu kỳ công khai của những quá trình tiêu cực tiềm ẩn từ trước. Vì vậy, cần phải mở rộng phạm vị nghiên cứu, xem xét từ chục năm trước. Cũng như cần phải hiểu rằng các quá trình phá hoại, sau sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa v{ Liên Xô, vẫn không không dừng lại.

Chiến dịch “cải tổ” có nhiều bước và nhiều phương |n. Song kế hoạch lật đổ Chính quyền Xô Viết ở Liên Xô và làm tan rã Liên bang Xô Viết một cách chi tiết, thống nhất như thế thậm chí không hề có lấy một nét đại thể. Cũng đ~ có những dự thảo, có bổ sung, có mục tiêu rõ r{ng, c|c phương thức sử dụng được thảo luận kỹ lưỡng và được chuẩn y. Tùy theo kết quả thu được ban đầu mà kế hoạch v{ phương thức hành động lại được điều chỉnh để mong đợi kết quả mới. Vậy mà Mỹ v{ c|c “nh}n viên h{nh động” đ~ thu được những kết quả vĩ đại. Còn chiến dịch “cải tổ” lại tỏ ra rất mù mờ. “Phải nói là tôi rất khâm phục cách thức phương T}y đ~ tiến hành toàn bộ “chiến tranh lạnh”. – Nhà phân tích A. A. Zinoviev viết, – Họ đ~ tiến hành rất xuất sắc và thực sự đ~ gi{nh được ưu thế về trí tuệ so với giới l~nh đạo ngờ nghệch của chúng ta”.

Điều đ~ xảy ra, ở một mức độ n{o đó, l{ một quá trình tự nhiên đối với thế giới khắc nghiệt của chúng ta. Mục tiêu của bất cứ hệ thống xã hội n{o cũng l{ cố gắng đạt được những thành tựu lớn hơn so với hệ thống khác. Nếu không đạt được mục tiêu đó một cách chính trực, thì dường như còn một cách là gây ra cho các láng giềng những thiệt hại nặng nề hơn.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x