Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Biến Động – Các Quốc Gia Ứng Phó Với Khủng Hoảng và Thay Đổi Như Thế Nào? của tác giả Jared Diamond mời bạn thưởng thức.

2. Thừa nhận trách nhiệm cá nhân

Nhưng chỉ nhận biết việc “Tôi đang có vấn đề” cũng chưa đủ. Người ta thường nói tiếp, “Vâng, nhưng – vấn đề của tôi là do lỗi của người khác. Người khác hay những thế lực bên ngoài là những gì khiến đời tôi khốn khổ.” Những lời than thân trách phận như thế, và khuynh hướng vờ đóng vai trò nạn nhân là những lời bào chữa phổ biến nhất mà người ta thường đưa ra để tránh đề cập những vấn đề riêng tư. Vì lý do đó, chướng ngại thứ hai sau khi một người thừa nhận “Tôi có vấn đề” là việc nhận trách nhiệm giải quyết nó. “Vâng, có những thế lực bên ngoài và những người khác, nhưng họ không phải là tôi. Tôi không thể thay đổi những người khác. Tôi là người duy nhất có thể kiểm soát hoàn toàn các hành động của mình. Nếu tôi muốn những thế lực và con người khác thay đổi, thì chính tôi có trách nhiệm về nó bằng việc thay đổi hành vi và phản ứng của bản thân. Nếu tôi không tự làm điều gì đó thì những người khác sẽ không tự động thay đổi.”

3. Dựng một hàng rào

Một khi người đó thừa nhận một biến cố, nhận trách nhiệm về việc đã cố gắng giải quyết nó, rồi mới đến trung tâm trị liệu, lượt trị liệu đầu tiên có thể tập trung vào bước “dựng một hàng rào,” đó là xác định và giới hạn vấn đề phải giải quyết. Nếu một người đang gặp biến cố không làm được điều đó, anh ta sẽ thấy bị sai lầm hoàn toàn và cảm thấy như bị liệt kháng. Do đó, vấn đề chủ yếu là: có điều gì từ chính bạn đã vận hành tốt và không cần phải thay đổi và điều gì bạn có thể giữ lấy? Bạn có thể và nên loại bỏ và thay thế những gì bằng những phương cách mới? Chúng ta có thể thấy rằng vấn đề thay đổi chọn lọc cũng là chìa khóa cho sự đánh giá lại từ toàn bộ các quốc gia gặp phải biến cố.

4. Giúp đỡ từ người khác

Hầu hết chúng ta, những người vượt qua biến cố thành công, đều tìm thấy giá trị của sự hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần từ bạn bè cũng như từ các nhóm hỗ trợ xã hội như các nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư, nghiện rượu hay ma túy. Những điển hình quen thuộc về hỗ trợ vật chất bao gồm việc cung cấp phòng ngủ trống tạm thời để giúp những người có cuộc hôn nhân đổ vỡ có thể chuyển đến; nói rõ ra, để bù đắp cho vấn đề bị giảm thiểu sinh hoạt tạm thời – giải quyết khả năng của một người đang gặp biến cố và cung cấp trợ giúp thực tiễn trong việc tìm kiếm thông tin, một công việc mới, bầu bạn và những sắp xếp trong việc chăm sóc con cái. Sự hỗ trợ tinh thần bao gồm việc lắng nghe, giúp làm rõ các vấn đề và trợ giúp những người tạm thời mất hi vọng và tự tin để lấy lại chúng.

Đối với một khách hàng đang ở dưỡng đường trị liệu, việc “kêu gọi giúp đỡ” hiển nhiên là một trong những nhân tố đầu tiên phát sinh để xử lý biến cố: khách hàng đến trung tâm vì họ nhận thấy cần đến sự giúp đỡ. Đối với những người không đến trung tâm điều trị biến cố, việc họ kêu cầu giúp đỡ có thể đến sớm, muộn hay có thể là không bao giờ: một số người tự tạo thêm khó khăn khi cố giải quyết toàn bộ sự cố mà không viện đến sự giúp đỡ. Một ví dụ cá nhân của việc kêu cầu giúp đỡ nằm ngoài trung tâm trị liệu là lúc người vợ đầu làm tôi choáng váng khi (cuối cùng) nói với tôi rằng cô ấy muốn li dị, mấy ngày sau đó tôi gọi điện cho bốn người bạn thân nhất và trút hết nỗi niềm với họ. Tất cả bốn người đều thấu hiểu và cảm thông với tình trạng của tôi do có ba người đã li dị, còn người thứ tư thì cũng từng cố hàn gắn một cuộc hôn nhân đầy rắc rồi. Tuy cuộc gọi tìm sự giúp đỡ của tôi không giúp ngăn được vụ li dị sẽ xảy đến, nhưng nó đã chứng tỏ là bước đầu trong một tiến trình dài tái soát xét mối quan hệ hôn nhân của mình, và cuối cùng cũng tìm được hạnh phúc với cuộc hôn nhân thứ nhì. Việc nói chuyện với bạn thân khiến tôi cảm thấy mình không phải là người duy nhất mắc sai lầm, và cuối cùng tôi cũng có được hạnh phúc như họ.

5. Những người khác là hình mẫu

Liên hệ đến giá trị của những người khác như những nguồn giúp đỡ nghĩa là coi giá trị của họ như hình mẫu cho những phương cách ứng phó để lựa chọn. Ngoài ra, do hầu hết chúng ta, những người từng khắc phục một biến cố, đều nhận ra đây là một ưu thế lớn nếu bạn biết có ai đó đã khắc phục một biến cố tương tự và hình thành một hình mẫu về các kỹ năng ứng phó hiệu quả mà bạn có thể thử bắt chước. Về mặt lý tưởng, những hình mẫu đó chính là bạn bè hay những người mà bạn có thể chuyện trò, hoặc từ những người mà bạn có thể trực tiếp học hỏi cách họ xử lý một vấn đề tương tự của bạn. Nhưng hình mẫu cũng có thể là ai đó mà bạn không quen biết, hay ai đó có cuộc đời và phương cách ứng phó mà bạn hầu như chưa bao giờ đọc hoặc nghe nói đến. Chẳng hạn, dù ít độc giả của cuốn sách này quen biết Nelson Mandela, Eleanor Roosevelt hay Winston Churchill, nhưng tiểu sử và tự truyện của họ vẫn khơi dậy những ý tưởng và khát vọng cho những người khác để dùng chúng như những hình mẫu xử lý biến cố cá nhân.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x