Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Biên Giới Việt Trung Và Sự Đối Đầu Trung Pháp Vào Thời Kỳ Chinh Phục Bắc Kỳ của tác giả Charles Fourniau mời bạn thưởng thức.

Những dữ-kiện của vấn-đề:

Có ba yếu-tố chính đã đóng những vai trò quyết-định trong diễn-tiến của công-trình xác-định đường biên-giới: 1. điều-kiện địa-hình và địa-vật ở các vùng biên-giới; 2. dữ-kiện xã-hội và chính-trị phía bên Trung-Hoa; 3. dữ-kiện chính-trị và quân-sự phía người Pháp.

Ðể kiểm-soát vùng thượng-du, đặc-biệt cần-thiết cho việc phân-giới, các đạo quân Pháp phụ-trách việc nầy chạm trán trước tiên là điều-kiện địa-lý.

“Cái khó-khăn của địa-hình” do “cấu-trúc hiểm-trở của núi-non” (J. Sion) và một sự soi-mòn rất mạnh do mưa lũ, tạo thành vô-số các sơn-cốc và rãnh sâu, nhất là tại các vùng nham-động (karstiques), tiếp theo là rừng-rậm nhiệt-đới, làm việc lưu-thông của quân Pháp cực-kỳ khó-khăn, nhưng nó lại dễ-dàng cho các lực-lượng đối-nghịch thiết-lập sào-huyệt. Mặc khác, vùng đất nầy rất nghèo, ít dân, (vài trăm ngàn dân cho một vùng đất lớn bằng một phần ba nước Pháp), chỉ cống-hiến cho đạo-quân chiếm-đóng một nguồn sống nghèo-nàn. Việc tiếp-viện cho đạo-quân nầy vì thế rất khổ-nhọc và rất hao-tốn cho hậu-phương xa-xôi.

Thêm nữa, chính-quyền bảo-hộ còn thừa-hưởng một tình-hình chính-trị không tốt-đẹp.

Người ta đã biết rằng quyền-lực của triều-đình An-Nam thì thường-xuyên yếu-ớt và chỉ cai-trị gián-tiếp tại các vùng thổ-dân sinh-sống. Những người thần-phục vua An-Nam là do liên-quan huyết-thống hay do sự qua lại của dân-chúng cư-ngụ tại Lào hay Trung-Hoa.

Hệ-thống xã-hội ở đây – sẽ không phi-lý khi gọi là phong-kiến – cho phép sự hiện-hữu một khu-vực rộng lớn, thần-phục một dòng-họ, mà thái-độ của dòng-họ nầy có thể đem lại sự thuận-thảo hay chống-đối đối với triều-đình hay chính-quyền bảo-hộ. Như trường-hợp của gia-đình Ðèo-Văn-Trị, quyền-lực của người nầy trải ra một vùng rộng lớn chung-quanh Lai-Châu, vượt qua các giới-hạn biên-giới cổ-truyền giữa vương-quốc An-Nam và Trung-Hoa. Sự xây-dựng một hệ-thống quyền-lực khác ở ngoài vương-quốc chỉ thành-tựu nhờ ở một tập-hợp phức-tạp những thương-lượng về ngoại-giao và vận-động quân-sự, đã được triều-đình An-Nam thực-hành từ hàng thế-kỷ nay, và lần-hồi các sĩ-quan Pháp cũng áp-dụng. Nhưng phải cần một thời-gian nhiều năm để các viên-sĩ-quan trên thấu-hiểu được những sự-thật rắc-rối và đặt ra các phương-pháp chế-ngự, chấm-dứt phương-pháp chinh-phục cổ-điển không những không có hiệu-quả mà gây ra nhiều tốn-kém.

Mặc khác, vào khoảng năm 60 của thế-kỷ thứ XIX, một phiền-phức khác đáng chú-ý đó là sự xâm-nhậm của người Hoa.

Những thảm-trạng xảy ra vào các thập-niên 50-70 của thế-kỷ 19 ở vùng Hoa-Nam đã đem lại những hậu-quả là làm rắc-rối thêm cho vấn-đề xác-định đường biên-giới 1885-1895.

Các tỉnh phía Nam và Tây-Nam của Trung-Hoa đã không phục-hồi lại sau các cuộc tàn-phá dữ-dội, đó là việc nổi dậy của Thái-Bình Thiên-Quốc và của những người theo Hồi-Giáo; sau đó là các cuộc đàn-áp và truy-quét của triều-đình(1853-1878). Chỉ ở các tỉnh nầy thiệt-hại nhân-mạng lên đến hàng triệu người (ước-lượng tổng-quát là 50 triệu người chết). Hàng chục năm sau, có vùng thật rộng lớn hoàn-toàn không có một bóng người ở. Việc nầy đem lại hai hậu-quả: Thứ nhứt là sự hiện-diện chính-quyền Trung-Hoa ở vùng nầy rất mờ-nhạt, vì thế việc kiểm-soát biên-giới không hữu-hiệu, cho dầu có nhiều quan-chức tại đây rất muốn làm. Thứ hai, quan-trọng hơn, trên lãnh-thổ Việt-Nam, trong vòng một góc tư thế-kỷ là cảnh thanh-bình an-lạc – người ta sẽ thấy ở đây sự cần-thiết một đường-lối chính-trị về biên-giới. Vì thế mà vùng thượng-du Bắc-Kỳ đã bị tràn-ngập những nhóm người xa-lạ đến từ bên Trung-Hoa: đợt di-cư của dân-tộc Mèo lần thứ ba (và cũng là lần cuối cùng), dân số trên 10.000 người đến từ các tỉnh Quí-Châu, Vân-Nam và Quảng-Tây; những nhóm vũ-trang là những đầu-lĩnh nổi-loạn như Lý-Hồng-Choi (1878-1879), hay những nhóm nhỏ thuộc Thái-Bình Thiên-Quốc như giặc Cờ Ðen, Cờ Vàng v.v.. và cuối cùng là khối nạn-nhân, những người khốn-khổ, chạy trốn sự giết-chóc và chết-đói – hôm nay chúng ta gọi là dân tị-nạn. Ðể sống còn, nhóm người nầy phải gia-nhập vào các đảng cướp. Cuộc “nam-tiến” nầy tạo thành những đoàn quân vũ-trang hùng-mạnh, tiến sâu cho đến cao-nguyên Cammon ở Lào (ngang với Nghệ-Tĩnh ở VN), được Pháp gọi dưới cái tên “invasion des Hô” – “sự xâm-lược của quân Hồ”.

Có nhiều hậu-quả xãy ra: phần lớn vùng thượng-du Bắc-Việt chạy dài cho đến phía bên kia rặng núi ở Trung-Việt đã bị những nhóm vũ-trang Tàu xâm-chiếm mà các nhóm nầy có những mối tương-quan phức-tạp với những quan-lại phong-kiến địa-phương. Toàn vùng vì thế càng thêm nghèo-khổ. Tuy-nhiên, Trung-Hoa thì hưởng phần lợi từ những việc nầy. Bởi vì quân cướp ở bên Tàu bị đuổi ra khỏi biên-giới, Trung-Hoa trút được một gánh nặng. Mặc khác, bọn nầy trở thành một lực-lượng nhằm Hán-hóa dân-chúng ở Bắc-Kỳ, như là một khả-năng bành-trướng thường-trực của Trung-Hoa (để đồng-hóa những dân-tộc khác). Việc nầy càng sâu-sắc hơn qua hai vụ can-thiệp quân-sự do quân-đội địa-phương (Hoa-Nam) tiến vào Bắc-Kỳ lần thứ nhất để tảo-thanh tàn quân của Ly-Hồng-Choi và lần thứ hai, theo lời kêu gọi của vua nhà Nguyễn (Tự-Ðức) bắt đầu từ năm 1883 vì sự gây-hấn của Pháp. Nếu biến-động tổng-quát nầy bắt nguồn trực-tiếp từ việc hỗn-loạn tại Hoa-Nam vào tiền bán thế-kỷ thứ 19, thì ta không thể bỏ qua một thực-tế bao-quát và sâu-xa hơn, việc di-dân xãy ra liên-tục, từ thời tiền-sử, do những khối dân-chúng sinh-sống trong vùng rừng-núi Tây-Nam đến Nam Trung-Hoa, có nghĩa là trong bán-đảo Ấn-Trung (indochinoise – sự di-cư của dân Tày).

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x