
Các Vị Nữ Danh Nhân Việt Nam – Kể Chuyện Danh Nhân Việt Nam 8 – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
HAI BÀ TRƯNG
Bậc liệt nữ đầu tiên trong lịch sử nước nhào
Bà Trưng quê ở Phong Châu
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân
Ngàn tây nối ảng phong trần
Âm ẩm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quân nhẹ bước chinh yên
Đuối ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Những câu thơ trong Đại Nam quốc sử diễn ca tưởng chừng còn âm vang mãi, đọc hoài vẫn không chán, nghe mãi vẫn thấy hay. Chiến công của bậc nữ lưu đầu tiên trong lịch sử nước ta vẫn còn chói lọi đến thiên thu. Sử gia Lê Văn Hưu đã bình luận những câu sắc bén: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cứu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dụng nước, xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thể nước Việt ta đủ dụng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước nhà Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trung là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy”.
Thật vậy, ngay từ năm 221 trước công nguyên, nhà Tần sau khi thống nhất toàn Trung Quốc đã đem 50 vạn quân xâm lược phương Nam. Chẳng bao lâu, nhà Tần suy yếu, nhà Hán lên chiếm ngôi báu. Lợi dụng thời thể loạn lạc, viên quan nhà Tần là Triệu Đà chiếm giữ cả ba quận Nam Hải, Quế Lâm, Tượng, lập nước Nam Việt. Sau đó Triệu Đà cầm quân đi đánh nước Âu Lạc ta, nhưng đánh mãi không xong vì ngoài tinh thần quật khỏi dân tộc ta còn có thành Cổ Loa kiên cố, có nỏ thần Kim Quy. Vì vậy, Triệu Đà xảo quyệt dùng kế hoãn binh với An Dương Vương, rồi lập mưu đánh cắp nó thần. Nhờ vậy, Triệu Đà mới chiếm được nước Âu Lạc rồi sát nhập vào Nam Việt – chia làm hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Từ năm 111 trước công nguyên vua Vũ Đế nhà Hán sai hai chục vạn quân sang đánh nhà Triệu và sau khi chiếm được nước Nam Việt, chúng đổi thành Giao Chỉ bộ rồi chia làm 9 quận. Từ đó cho đến năm 39 sau công nguyên, là thời kỳ mà sử nước ta gọi là thời kỳ “Bắc thuộc lần thứ nhất”. Dưới ách thống trị tàn khốc của nhà Hán, dân tộc ta không ngừng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ròng rã suốt 150 năm đó, tinh hoa và khí phách của dân tộc đã hun đúc nên tinh thần quyết chiến quyết thắng mà đỉnh cao chính là cuộc khởi nghĩa của chị em Hai Bà Trưng ở Mê Linh (tức vùng Hạ Lôi, huyện Yên Lăng Vĩnh Phú ngày
nay).
Theo thần tích và truyền thuyết thì mẹ Hai Bà Trưng là bà Man Thiện -cháu chất bên ngoại Hùng Vương. Dù góa chồng sớm, nhưng bà vẫn đảm đang việc nuôi dạy hai con theo tinh thần yêu nước và thượng võ. Gia đình bà sống bằng nghề nuôi tằm, kéo tơ, do đó, khi sinh con, bà đã đặt tên con đầu là Trắc (trứng chắc) và con thứ là Nhị (trứng nhì). Nhờ sự chăm sóc chu đáo của mẹ, hai chị em lớn lên đều khỏe mạnh, giỏi võ nghệ, tính khí hùng dùng. Bấy giờ, nước Nam Việt ta đã bị nhà Hán xâm lược, chúng đổi tên là Giao Chỉ và chia làm chín quận. Đứng đầu mỗi quận có một viên Thái thú trông coi về chính trị và một viên Đô úy chỉ huy lực lượng quân sự.
Năm 34, vua Hán Quang Vũ sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Hắn vốn là kẻ tham lam, độc ác nên ai ai cũng oán giận. Trong khi đó, đến tuổi thanh xuân, bà Trưng Trắc đã kết hôn với Thi Sách (1) con trai lạc tướng ở Chu Diên (tức vùng nằm dọc sông Đáy, sông Hồng ngày nay). Cuộc hôn nhân này khiến Tô Định giật mình vì biết rằng đằng sau đó là sự liên kết giữa hai thế lực của hai vùng đất rộng lớn nhằm lật đổ ách thống trị của nhà Hán.
Do đó, Tô Định đột ngột đem quân về Chu Diên bắt giết Thi Sách. Vốn là con nhà tướng, từ lâu căm thù nhà Hán nên hai chị em bà Trưng nhân cơ hội này dấy binh khỏi nghĩa. Như vậy, hành động chính nghĩa của Hai Bà vừa vì tình riêng mà cũng vừa vì nghĩa lớn. Trưng Nhị được cử đi liên hệ với hào kiệt bốn phương, còn Trưng Trắc chiêu mộ binh sĩ luyện tập cung kiểm, võ nghệ ngày đêm. Thiên hạ khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng. Điều lạ lùng đáng khâm phục là dưới ngọn cờ của Hai Bà Trưng đã tập hợp được nhiều nữ tướng như: Lê Chân, Bát Nạn, Nàng Nội, Lê Ngọc Trinh, Thiển Hoa, Lê Thị Liễu, Ả Là, v.v… Đây không phải là những tên tuổi được kể lại theo truyền thuyết mà những nữ tướng này hiện nay còn được nhân dân ở các xã tại Vĩnh Phú lập miếu đền tưởng niệm.
Theo truyền thuyết dân gian thì nơi Hai Bà Trưng tập luyện binh sĩ chính là tại xã Lâu Thượng gần Ngã Ba Hạc (Vĩnh Phú). Tại đây, người dân kiêng “húy ngài”, nên từ “nhị” được nói lại thành “nhọi” hay “nhội”. Còn làng Giỏ (xã Kinh Kệ, huyện Phong Châu) là nơi Hai Bà Trưng đóng quân. Mùa xuân năm 40, Hai Bà ra quân để quét sạch quân giặc Hán tham tàn. Trước hết, nghĩa quân đã vào viếng đền thờ Xuân Dung, công chúa con vua Hùng, khấn các vua Hùng và công chúa âm phù cho thắng trận. Sau đó, Hai Bà tiến quân về núi Hùng làm lễ tổ tiên, Trưng Trắc đã đọc bốn lời thể mà dân gian còn ghi lại trong Thiên Nam ngữ lục:
Một xin rửa sạch nước thủ
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kéo oan ức lòng chồng
Bốn xin vén vẹn sở công lênh này
Sau lời phát nguyện này, tiếng chiêng, cổng, trống ẩm ẩm nổi lên. Trên bành voi oai phong lẫm liệt, Hai Bà đã thúc quân ra trận. Theo kế hoạch, nữ tướng Thánh Thiên và Lê Chân đi tiền đạo vây phủ Thái thú, quyết bắt cho bằng được tên Tô Định. Hai Bà Trưng cùng nữ tướng Bát Nạn đi trung quân. Còn phía sau là dân quân vận tải lương thực đi theo.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.