Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Cách Mạng Tây Sơn của tác giả Văn Tân mời bạn thưởng thức.

VÀI NÉT VỀ TỈNH BÌNH ĐỊNH NƠI CHÔN RAU CẮT RỐN CÁCH MẠNG TÂY SƠN

Trước năm 1799, Bình định là phủ Qui-nhơn, năm 1799 Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm được Qui nhơn, y đồi Qui-nhơn làm Bình-định.

Cũng như các tỉnh khác ở miền Nam Trung-bộ, Bình định là một tỉnh có nhiều núi. Bở bề Bình định lởm chởm những mỏm đá lớn màu chàm của dãy Trường sơn đâm ra trông như muôn ngàn đầu rắn khồng lò đua nhau lao ra bề dủa giỡn với những làn sóng bạc liên tiếp từ ngoài khơi ào ào dồn tới, Ở đây núi non và biển cả đã hòa hợp với nhau đề dựng lên một thành lũy thiên nhiên kiên cố che chở cho toàn tỉnh Bình định ở phía tây. Đèo Cù-mông rất hiểm trở hồi thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX nằm ở địa giới Bình dịnh và Phú yên, là một thành lũy thiên nhiên kiên cố khác che chở cho Bình-định ở phía Nam. Ở phía bắc dãy Bình chưởng cao 622m bỏ qua đường quốc lộ số 1 ra đến bề là một cản trở lớn cho các cuộc hành quân tử Quảng ngãi vào Nam. Về phía tây, cao nguyên Công-tum và cao nguyên Pờ-lây-cu, xử sở của đồng bào Thượng (1) yêu tự do, yêu đất nước, là chỗ dựa đáng tin cậy cho cả miền Bình-định.

Bình-định quả là một địa khu xung yếu, thuận lợi cho lúc giữ thế thủ cũng như khi khởi thế công, dùng như sách Đại Nam nhất thống chỉ đã nói.

Sông ngòi ở Bình định tuy có nhiều, nhưng ngắn và ít tiện lợi cho việc giao thông. Ở nhiều sông chỉ có thuyền nan là có thể đi lại được vào mùa mưa lũ mà thôi.

Do hình thế mặt đất gồ ghề, nhiều núi, Bình-định ít đồng bằng. Cảnh đồng bằng đáng kể nhất là cánh đồng bằng Bình-định ở hai bên đường quốc lộ số 1. Còn các cánh đồng bằng khác đều nhỏ hẹp nằm xen kẽ ở giữa các giãy núi đua nhau bỏ ra bờ bề. Trừ cánh đồng bằng Bình-định là it bị hạn hán, còn các cánh đồng bằng khác thường thường bị nạn tiêu khô.

Bình định có ba miền: miền Bồng-sơn ở phía bắc là miền trù phú nhất, miền Tam-thục gồm toàn bộ lưu vực các sông ở quanh thị xã Qui-nhơn, miền cao nguyên An-khé là miền có nhiều rừng núi và thường bị hạn hán luôn.

Bình định là một tỉnh mới được ghi vào bản đồ nước Việt nam từ năm 1471 là năm vua Lê Thánh tôn cả phá quân Chiêm thành ở Chà-bàn và bắt sống được vua Chiêm là Trà Toàn. Tir đấy, việc di dân Việt nam vào Bình-định bắt đầu.

Sau khi Chúa Nguyễn cát cứ miền Nam, thì việc khai thác Bình-định cũng như các tỉnh khác ở Đường trong được xúc tiến mạnh hơn. Công việc kinh doanh của Chúa Nguyễn gặp một trở ngại là sự thiếu nhân công ở tất cả những đất đai mới chiếm được ở Đường trong. Đề giải quyết nạn thiếu nhân công, Chúa Nguyễn thường đem tù binh và những tội phạm đi khai khần đất hoang.

Năm 1655, lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Trịnh-Nguyễn, quân Chúa Nguyễn khỏi thế công vượt sông Gianh, chiếm bảy huyện thuộc tỉnh Nghệ an ở phía nam sông Lam. Nhân dịp này, Chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Tần) bắt một số đồng nhân dân ở bảy huyện kia mang vào Nam đề khai khẩn đất hoang. Tổ tiên Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là một trong những gia đình bị cưỡng bách di cư này.

Từ năm 1675 cho đến năm 1774, họ Trịnh và họ Nguyễn nghỉ đánh nhau, Chúa Nguyễn thừa dịp này ra sức kinh doanh ở các tỉnh Đường trong đề có một cơ sở kinh tế vững chắc, khả dĩ duy trì được tình trạng cát cứ lâu dài. Công việc kinh doanh của Chúa Nguyễn làm cho xã hội Đường trong nảy ra hai giai cấp lớn: giai cấp phong kiến là giai cấp thống trị gồm có những người trong họ tôn thất, những người quỷ thích, những công thần hay con cháu công thần của Chúa Nguyễn, những quan lại văn võ các cấp. Đẳng cấp bình dần gồm các giai cấp bị trị như thương nhân, thủ công và nông dân.

Tình hình xã hội ở Bình-định dại khái cũng như tình hình ở các tỉnh khác ở Đường trong hồi ấy. Nông dân ở Bình định hồi ấy một phần là những người Chàm bị dòng hóa, một phần là đồng bào Thượng, một phần là những tù binh tội phạm và những người bị cưỡng bách di cư. Những tù binh tội phạm và những người bị cưỡng bách di cư này đã khai khần đất hoang và lập ra khá nhiều trại ấp ở Bình-định. Những năm mưa thuận gió hòa, nông dân Bình định sống tương đối no ấm. Gặp những năm hạn hán – mà hạn hán ở Binh-định nhất là ở miền tây Bình-định lại xảy ra luôn – đời sống của họ rất khó khăn, cực nhọc.

Đấy là tình hình nông dân Bình định vào những năm đầu của thời Trinh Binh -hru chiến, là những năm mà bọn phong kiến quí tộc còn có chí tiến thủ và đang chăm lo kiến thiết. Trong những năm ấy, dù sao nông dân Bình-định còn có ruộng mà cày. Đến khi bọn phong kiến qui tộc quay ra sống một cuộc đời ưu du hưỡng lạc, thì nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất và bị khô sở về các thử sưu cao thuế nặng.

Vấn đề ruộng đất ở Bình-định hồi thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX hơn ở bất cứ nơi nào khác là vấn đề hết sức quan thiết đến đời sống nông dân. Nông dân Binh-định bị đoạt mất ruộng đất hay bị bóc lột quả lắm, thì không có cách nào sống cả. Vì ngoài nghề nông ra, nông dân Bình định hồi ấy hầu như không có nghề nào khác nữa. Sự buôn bản với đồng bào Thượng không có gì quan trọng cả. Thương nhân Bình-định mỗi năm mấy chuyến nhất định đem muối, nồi đồng, thanh la, vải, cuốc, lưỡi búa lên các miền rừng núi đồi cho đồng bào Thượng đề lấy gạo, ngô, lạc, sừng hươu, thuốc lá, trầu không, mây, lợn.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x