Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Chương II

Cái Ta và cái Đó

(the Ego and the Id)

Khảo cứu bệnh lý đã hướng chú tâm của chúng ta quá thiên biệt về cái bị-trấn áp. Giờ đây, chúng ta nên học hỏi thêm hơn về Ego, chúng ta biết rằng cả nó nữa, cũng có thể là vô thức trong ý nghĩa đúng đắn của từ ngữ. Cho đến nay, hướng dẫn duy nhất chúng ta đã có trong những điều tra của chúng ta đã là dấu hiệu phân biệt về tư cách có ý thức hoặc vô thức; cuối cùng chúng ta đi đến xem thấy điều này có thể hàm hồ không rõ ràng ra sao.

Bây giờ, tất cả kiến thức của chúng ta lúc nào cũng không đổi, bị buộc với hữu thức. Ngay cả Ucs. chúng ta có thể đi đến nhận biết chỉ bằng cách làm nó là ý thức được. Nhưng hãy dừng lại, điều đó có thể có được ra sao? Khi chúng ta nói “làm một-gì-đó là có ý thức” có nghĩa gì? Điều đó có thể xảy ra thế nào?

Chúng ta đã biết rồi điểm nào từ đó chúng ta phải bắt đầu trong sự kết nối này. Chúng ta đã nói rằng hữu thức là bề mặt của bộ máy tâm thần; có nghĩa là, chúng ta đã qui gán cho nó như một chức năng với một hệ thống, vốn về không gian là cái trước nhất chạm biết đến được từ thế giới bên ngoài – và về không gian không chỉ trong ý nghĩa chức năng, nhưng trong trường hợp này, cũng trong ý nghĩa của giải phẫu cơ thể [1]. Những điều tra của chúng ta, cũng vậy, phải lấy bề mặt nhận thức này như là một điểm-bắt-đầu.

Tất cả những nhận thức tiếp nhận được từ bên ngoài (những nhận thức giác quan) và từ bên trong – những gì chúng ta gọi là những cảm giác và những cảm xúc – chúng là Cs. (hữu thức) từ bắt đầu. Nhưng thế còn những tiến trình nội tâm đó vốn chúng ta có thể – áng chừng đại khái và không chính xác – gói ghém chung dưới tên gọi là những tiến trình-suy nghĩ thì sao? Chúng tiêu biểu cho những chuyển đổi vị trí của năng lực tinh thần vốn gây hiệu quả ở chỗ nào đó trong bên trong của bộ máy, khi năng lực này tiến hành trên đường nó hướng về hành động. Chúng có tiến lên trên bề mặt hay không, vốn là nguyên nhân khiến hữu thức được phát sinh? Hoặc có phải tính hữu thức mở lối của nó đến chúng? Đây rõ ràng là một trong những khó khăn nổi lên khi người ta bắt đầu nhận lấy ý tưởng về không gian hoặc về “đo vẽ địa hình” của đời sống tinh thần một cách nghiêm trọng. Cả hai khả năng này là đều không thể tưởng tượng được như nhau -; nên phải có một chọn lựa khác thứ ba [2].

Ở một chỗ khác, [3] tôi đã gợi ý rằng sự khác biệt thực sự giữa một ý tưởng (suy nghĩ) là Ucs. và là Psc. gồm trong điều này: cái kể trước (vô thức) thì được thể hiện trên một vài chất liệu vốn vẫn còn chưa được biết, trong khi đó cái kể sau (Pcs. – tiền ý thức) thì có thêm là được đưa vào trong kết nối với những biểu-hiện-ngôn từ. Đây là cố gắng thứ nhất để chỉ định những dấu hiệu phân biệt hai hệ thống, của Pcs. và của Ucs., khác hơn là sự quan hệ của chúng với hữu thức. Câu hỏi, “Làm thế nào để một điều trở nên được ý thức?”, do đó sẽ được phát biểu thuận lợi hơn là: “Làm thế nào để một điều trở nên được tiền-ý-thức?”. Và trả lời sẽ là: “Qua việc trở nên được kết nối với những biểu-hiện-ngôn từ tương ứng với nó”.

Những những biểu-hiện-ngôn từ này là những tàn dư của ký ức; chúng đã từng một lần là những nhận thức, và giống như tất cả những tàn dư của trí nhớ, chúng có thể lại trở thành ý thức lần nữa [4]. Trước khi chúng ta tự bận tâm thêm nữa với bản chất của chúng, nó rạng sáng với chúng ta giống một khám phá mới rằng chỉ một-gì-đó vốn một lần đã từng là một nhận thức hữu thức có thể trở thành hữu thức, và rằng bất cứ điều gì nổi lên từ bên trong (ngoài những cảm xúc) vốn tìm để trở thành có ý thức phải cố gắng tự chuyển biến nó vào trong những nhận thức đến từ bên ngoài: điều này trở thành có thể được bằng những phương tiện của những dấu-khắc-ký ức [5].

Chúng ta nghĩ về những tàn dư gợi trí nhớ, như được chứa đựng trong hệ thống vốn chúng trực tiếp bên cạnh hệ thống Nhận thức–Ý thức (Pcpt.-Cs.), như thế khiến những kết tập năng lực [6] của những tàn dư này có thể sẵn sàng mở rộng từ bên trong đến những yếu tố của hệ thống sau này [7]. Ở đây, chúng ta lập tức nghĩ đến những ảo giác [8], và đến sự kiện rằng ký ức sống động nhất thì luôn luôn phân biệt được với một ảo giác và với một nhận thức bên ngoài [9]; nhưng nó cũng sẽ xảy ra với chúng ta ngay lập tức rằng khi một ký ức được hồi sinh, năng lực tinh thẩn vẫn còn lại trong hệ thống trí nhớ, trong khi một ảo giác, vốn nó không phân biệt được với một nhận thức, có thể nổi lên khi năng lực tinh thẩn không chỉ thuần đơn giản là lan rộng từ dấu-khắc-ký ức vào tới yếu tố nhận thức, nhưng truyền toàn bộ sang qua nó.

Những tàn dư có tính ngôn từ có nguồn gốc chính yếu từ những nhận thức thính giác [10], như thế khiến hệ thống Pcs. như nó đã có, có một nguồn cảm giác đặc biệt. Những thành phần thị giác của những biểu-hiện-ngôn từ là thứ yếu, đã thu tập qua mắt đọc, và có thể bắt đầu với bị bỏ qua một bên; như vậy những hình ảnh động cơ của từ ngữ, trừ trường hợp câm-điếc, có thể đóng vai của những chỉ định phụ thuộc. Trong yếu tính, sau cùng tất cả, một từ ngữ, là tàn dư có tính gợi nhớ của một từ ngữ đã từng được nghe.

 

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x