
Cẩm Nang Tư Duy Đạo Đức – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Vấn đề của lĩnh vực giả – đạo đức học
Những lập luận giả – đạo đức học lấy xã hội làm trung tâm
Các nhà tư duy đạo đức có kĩ năng thường xuyên phân biệt đạo đức học với những cái giả mạo của nó, như những lĩnh vực của các qui ước xã hội (tư duy theo qui ước), tôn giáo (tư duy thân học), chính trị (tư duy ý hệ) và pháp luật (tư duy pháp lý). Rất thường xuyên đạo đức học bị lẫn lộn với những phương cách tư duy rất khác nhau đó. Chẳng hạn, những giá trị và cấm kị xã hội có tính xung đột và thay đồi cao lại đối xử như thế chúng là những nguyên tắc đạo đức phổ quát.
Thế nên, các ý hệ tôn giáo, các “qui tắc” xã hội và các bộ luật thường được xem một cách sai lầm là mang tỉnh đạo đức có hữu. Nếu ta xem hỗn hợp các lĩnh vực này tương đương với đạo đức học phổ quát, thì hệ quả sẽ là, mọi thực hành bên trong bất kỳ hệ thống tôn giáo nào ắt sẽ tất yếu mang tính bắt buộc phương diện đạo đức, mọi qui tắc xã hội đều mang tỉnh cưỡng bách trên phương diện đạo đức, và mọi luật đều chính đáng phương diện đạo đức.
Nếu mọi cái được làm và không được làm mang tỉnh tôn giáo đặc thù đã định nghĩa đạo đức học, hẳn ta không thể phán đoán được bất kỳ thực hành tôn giáo nào – chẳng hạn, việc tra tấn hay thiêu sống người không tín ngưỡng -là vô đạo đức. Cũng như vậy, nếu tư duy đạo đức và tư duy theo qui ước là một và cùng một tư duy, mọi thực hành xã hội bên trong bất kỳ văn hỏa nào ắt sẽ nhất thiết là mang tỉnh cưỡng bách phương diện đạo đức – kể cả các qui ước xã hội của Đức Quốc xã.
Thế thì hắn ta sẽ không thể lên án bất kỳ truyền thống, chuẩn mực hay cấm kị xã hội nào từ một quan điểm đạo đức – dù trên thực tế chúng có băng hoại về mặt đạo đức bao nhiêu đi nữa. Hơn nữa, nếu các luật của một quốc gia đã xác định đạo đức học, thì hàm ý sẽ là các chính trị gia và luật gia ắt sẽ được xem là các chuyên gia về đạo đức học và mỗi luật mà họ bịa đặt ra để đưa vào sách hẳn sẽ có địa vị như một chân lý đạo đức.
Thế nên, điều cốt lõi là phải phân biệt đạo đức học với các phương cách tư duy khác vốn thường bị lẫn lộn với đạo đức học. Là nhà tư duy phản biện và một con người tự trị, ta phải duy trì năng lực tự do phê phán các qui ước xã hội, các thực hành tôn giáo, các ý niệm chính trị và các luật đã được chấp nhận chung bằng cách sử dụng các khái niệm đạo đức không được định nghĩa bởi những cải giả mạo đạo đức học ấy. Không ai thiếu năng lực này lại có thể giỏi lập luận đạo đức đích thực được. Ta hãy cùng xem xét những lĩnh vực giả đạo đức học này kì hơn để làm rò nhận thức đạo đức cốt lõi này.
Đạo đức học và tôn giáo
Lập luận thần học trả lời những câu hỏi siêu hình học như:
Đâu là nguồn gốc của vạn vật? Có một Thượng đế không? Hay có nhiều hơn một Thương để? Nếu có một Thượng đế thì bản tỉnh của Ngài Bà là gì? Có các luật được Thượng để ban hành để hưởng dân cuộc sống và hành vi con người không? Nếu có, đó là những luật nào? Làm thế nào các luật đó được truyền đến chúng ta? Ta phải làm gì để sống hài hòa với ý chỉ của thần linh?
Các niềm tin tôn giáo đều biến đổi theo văn hóa
Tính biến đổi của tôn giáo có nguồn gốc từ sự thật rằng các niềm tin thân học về thực chất là các chủ đề tranh cãi.
Có vô số cách thức thay thế khác để người ta quan niệm và lý giải bàn tỉnh của “tính thiêng liêng”. Chẳng hạn, Bách khoa toàn thư Mỹ liệt kẻ trên 300 hệ thống tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Những phương cách tin tưởng mang tính truyền thống đó được các nhóm xã hội hay văn hóa đi theo thường mang sức mạnh của thói quen và tập quán. Rồi sau đó, chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đối với các cá nhân trong một nhóm tôn giáo nhất định, thì có vẻ như, các niềm tin đặc thù của họ là cách DUY NHẤT hay cách HỢP LÝ duy nhất để quan niệm về “thần linh”.
Họ không thấy được rằng các tín ngưỡng tôn giáo chỉ là một nhóm trong nhiều hệ thống tín ngưỡng tôn giáo có thể có.
Các ví dụ về những Niềm tin Tôn giáo bị lẫn lộn với những Nguyên tắc Đạo đức
– Những thành viên của các nhóm tôn giáo lớn áp đặt những niềm tin của họ lên những nhóm thiểu số.
– Những thành viên của các nhóm tôn giáo thường hành xử như thế những quan niệm thân học của họ (võn thực tế là đáng tranh cãi) là hiển nhiên đúng, trong khi khinh thị những người có quan niệm xung đột.
– Những thành viên của các nhóm tôn giáo thường không thấy rằng “tội lỗi” là một khái niệm thân học chứ không phải là một khái niệm đạo đức (Tội lỗi” được định nghĩa trên phương diện thần học).
– Những tôn giáo khác nhau bảo vệ những quan niệm khác nhau về cái gì được xem là mang tội (nhưng thường muốn những quan niệm của họ được áp đặt lên mọi quan niệm khác như thế nó là một vấn đề đạo đức học).
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.