Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Hiểu Nội dung Thông qua Phương cách Tư duy của chính Nội dung ấy: Chìa khóa Mở ra việc Học có Chiều sâu

Mọi Chủ đề đều đại diện cho một Phương cách Tư duy có Hệ thống. Nhận thức đầu tiên và quan trọng nhất cho việc học có chiều sâu về các chủ đềẽ học thuật là tất cả những gì bạn học, phân tích đến cuối cùng, không gì khác hơn là một phương cách tư duy có hệ thống vẽ một nhóm sự việc đặc thù.

Được Tổ chức có Hệ thống bằng các Ý niệm. Không có cách nào để học một nội dung mà không học các ý niệm đang xác định và cấu trúc nó. Không có cách nào để học một khái niệm mà không học cách sử dụng nó trong việc tư duy thấu suốt điều gì đó. Vì thế, học ỷ niệm vẽ nên dân chủ là học cách vạch ra liệu nhôm nào đó có đang thực hiện chức năng một cách dân chủ hay không. Học ý niệm về trò chơi công bằng là học cách tìm ra liệu có ai đó đang công bằng hay không theo cách mà trong đó họ tham gia vào một trò chơi.

Học ý niệm về một tiểu thuyết là học cách phân biệt một tiểu thuyết với một vở kịch hay truyện ngắn. Học ý niệm về gia đình là học cách phân biệt gia đình với một băng nhóm hay câu lạc bộ. Vì thế, để học bất kỳ nội dung nào, điều cần thiết là phải học cách tư duy đúng đắn và hợp lý bên trong những ý niệm đang xác định nội dung ấy.

Dẫn đến một Phương cách Đặt Câu hỏi một cách có Hệ thống. Những ý tưởng bên trong một chủ đề đều gắn kết chặt chẽ với loại câu hỏi được đặt ra bên trong nó. Mọi chủ đề đều đại diện cho những cách đặt câu hỏi và trả lời một nhóm các câu hỏi. Không có cách nào để học nội dung toán học mà không học cách tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi và những vấn đề toán học. Không có cách nào để học nội dung lịch sử mà không học cách tìm ra những câu trả lời đúng hay hợp lý cho những câu hỏi và những vấn đề lịch sử.

Không có cách nào để học nội dung sinh học mà không học cách tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi và những vấn đề sinh học. Chúng ta nghiên cứu hóa học để tìm ra các chất hóa học (để trả lời cho những câu hỏi về các chất hóa học). Chúng ta nghiên cứu xã hội học để tìm ra con người (cách con người hành xử như họ đang làm trong các nhóm và tại sao). Mọi chủ đề đều có thế được hiểu theo cách này.

Cách Nhận diện Cấu trúc của một Chủ đề: Những Yếu tố của Tư tưởng

Những yếu tố của tư tưởng: có 8 cấu trúc cơ bản hiện diện trong mọi Tư duy: Bất kỳ khi nào tư duy, ta tư duy cho một mục đích nằm bên trong một góc nhìn được dựa trên những giả định dẫn đến những hàm ý và hệ quả. Ta sử dụng các khải niệm, ý niệm và lý thuyết để diễn giải các dữ kiện, sự kiện và kinh nghiệm nhằm trả lời các câu hỏi và giải quyết các vấn đề. Nói cách khác, tất cả mọi tư duy bên trong một bộ môn.

Mỗi một cấu trúc này đều có những hàm ý cho cấu trúc khác. Nếu thay đổi mục đích hay kế hoạch làm việc, bạn sẽ thay đổi các câu hỏi và các vấn đề của mình. Nếu thay đổi các câu hỏi và các vấn đề của mình, bạn buộc phải tìm kiếm những thông tin và dữ kiện mới. Thu thập những thông tin và dữ kiện mới…. Nếu muốn học tư duy ở bên trong một bộ môn, bạn phải trở nên hết sức quen thuộc với mỗi một cấu trúc này. Khi học, bạn phải tìm kiếm những cấu trúc này trong các bài giảng, các cuộc thảo luận, sách giáo khoa, khái niệm, các quy luật, lý thuyết…

Cách Tìm ra Hình thức Tư duy Cần thiết cho các Bài học hay các Chủ đề

Thử xét tư duy dưới đây của một sinh viên đang tham gia một khóa học lịch sử:

“Để học tốt môn này, tôi phải bắt đầu tư duy một cách lịch sử. Tôi không cần phải đọc sách giáo khoa như một mỡ các sự kiện rời rạc cần ghi nhớ mà phải đọc như tư duy của sử gia. Tôi phải tự mình bắt đầu tư duy giống như một sử gia. Tôi phải bắt đầu rõ ràng về các mục đích của sử học (Các sử gia đang nỗ lực thực hiện điều gì?). Tôi phải bắt đầu đặt ra các câu hỏi lịch sử (và nhận ra những câu hỏi lịch sử được hỏi trong các bài giảng và sách giáo khoa). Tôi phải bắt đầu sàng lọc các thông tin lịch sử, rút ra một số kết luận lịch sử. Tôi phải bắt đầu đặt câu hỏi để tim xem những thông tin lịch sử đến từ đâu.

Tôi phải chủ ý những diễn giải lịch sử mà sử gia đã đưa ra để tạo nghĩa cho các thông tin lịch sử. Tôi phải tra văn những diễn giải ấy (ít nhất là đủ để hiếu chúng). Tôi phải bắt đầu tra vẫn những hàm ý của những điễn giải lịch sử khác nhau và bắt đầu nhìn xem các sử gia đã lập luận đi đến những kết luận của mình như thế nào. Tôi phải bắt đầu nhìn thể giới như các sử gia đang nhìn, phải phát triển một quan điểm lịch sử. Tôi sẽ đọc từng chương trong sách giáo khoa, tìm kiếm mình nhiên những yếu tố của tư tưởng trong chương đô. Tôi sẽ chủ động đặt ra những câu hỏi (lịch sử)

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x