
Cẩm Nang Tư Duy Lịch Sử – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Tại sao cần Tư duy Lịch sử?
Lịch sử mỡ đầu khi con người bắt đầu tư duy về khoảng thời gian đã qua mà không cần dựa vào các diễn trình tự nhiên -chu kỳ các mùa, tuổi thọ đời người – nhưng dựa vào một chuỗi các sự kiện cụ thể trong đó con người tự mình tham gia và có thể tác động đến chúng một cách có ý thức… Lịch sử là một đấu tranh lâu dài, trong đó con người sử dụng lý tính để hiểu môi trường của mình và sống với nó.
Edward Carr, 1961)
Giáo dục về bản chất là dạy và học cách giải quyết các vấn đề và xử lý các hoàn cảnh và các khó khăn vốn tự chúng không thể có giải pháp nào. Trong khi toán học và khoa học tập trung vào những vấn đề và hoàn cảnh gắn với việc sống trong một thế giới vật lý và với các công nghệ do ta tạo ra, thì các bộ môn nghệ thuật khai phóng và các khoa học nhân văn lại quan tâm đến những vấn đề và hoàn cảnh con người có liên quan đến ý nghĩa của sự hiện hữu, bản sắc và các mối quan hệ con người.
Lịch sử giúp ta hiểu thế nào là một con người và cách những người khác ứng phó những thách thức trong cuộc sống xã hội và chính trị ra sao. Lịch sử cung cấp cho ta những hiểu biết sâu về việc các xã hội đã phát triển đến trình độ hiện tại như thế nào và tại sao, các định chế đã và đang khuôn định cuộc sống và thế giới quan của ta như thế nào, và các cá nhân và các nhóm đã và đang tương tác với nhau ra sao trong việc định hình lịch sử. Trong kho lưu trữ của quá khứ, có nhiều hiểu biết về kinh nghiệm con người.
Lịch sử có giá trị vì nhiều lý do. Cuốn sách Lịch sử – Khung Khoa học Xã hội cho Trường công California (The History Social Science Framework for California Public School) đã cho độc giả biết rằng những người hiểu lịch sử sẽ có hiểu biết về lịch sử, tộc người, văn hóa, địa lý và chính trị – xã hội; sẽ có một cảm quan về việc thế nào là một công dân và thế nào là tham gia hiệu quả vào một nền dân chủ(1). Các sử gia cho ta biết rằng lịch sử giúp giải thích hiện tại; họ cũng cho ta biết rằng nghiên cứu lịch sử sẽ biến ta thành những con người tốt đẹp hơn bằng cách khuyến khích ta trở thành những công dân tốt, biết chăm lo cho cộng đồng (2).
Sử gia Bernard Bailyn lưu ý rằng lịch sử hướng ta đến hiện tại và mang lại một cảm quan về đâu là chân lý về thực tại ta đang sống (3). Một số sử gia khác nói rằng lịch sử hoàn thiện tính cách của ta khi nó dạy ta biết đánh giá chậm lại, giúp ta tiếp cận đúng được tính đáng tin của các nguồn tư liệu và tính chân thực của bằng chứng (4). Lịch sử có thể dạy ta biết cẩn thận đánh giá các tư kiến và cẩn trọng khi kể các câu chuyện, vì những người trong những câu chuyện ta kể đó có thể bị tổn thương, còn chân lý thì không phải lúc nào cũng dễ tìm ra được (5),
Một nghiên cứu cẩn thận về lịch sử sẽ kiểm chế quan niệm chưa chín chắn cho rằng hoạt động của con người nên được khoác thêm màu sắc tình cảm hay lãng mạn (xem hình 1 và 2), chứ không nên đưa ra một quan niệm mở rộng lòng cảm thông về con người bằng cách nâng cao tính hợp lý(1), Một số sử gia lập luận rằng chức năng của lịch sử là khuyến khích một sự hiểu sâu sắc hơn cả về quá khứ và những mối quan hệ qua lại giữa quá khứ và hiện tại (2). Trên đây chỉ là một số trong nhiều cách các sử gia tư duy về lịch sử.
Có vẻ như người ta luôn kế những câu chuyện về dòng dõi của mình và các di sản của quá khứ để định nghĩa bản thân. Song, xét như một bộ môn xã hội, lịch sử đã và đang tiến hóa và đã tạo ra nhiều tranh cãi trên suốt chặng đường.
Mỗi chuyện kể, như Abridged History of the United States (Lịch sử nước Mỹ tỉnh giản) (1843) của Emma Willard, đều mô tả sự phát triển của một đất nước như một tập hợp các sự kiện tích lũy theo chiều mở rộng và sự phát triển của các cơ sở hạ tầng, tất cả đều nảy sinh từ “những nhà tiên phong và những nhà lãnh đạo quả cảm”. Những văn bản thời sau, như The United Stated of America (Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ) (1896) của Edward Channing lại mô tả kinh nghiệm quốc gia phức hợp hơn, thường kêu gọi tập trung vào nhiều góc nhìn có tính đến những vấn đề kinh tế, xã hội, tôn giáo và đạo đức đa dạng (1).
Trong suốt những ngày đầu của nến cộng hòa, một số người đã sợ rằng tập trung quá nhiều quyền lực sẽ tiêu diệt nền dân chủ; những người khác lại sợ rằng quá nhiều tự do sẽ làm tan rã trật tự và sự ổn định. Các phương thuốc để duy trì một lối sống “dân chủ”, ổn định, có trật tự đã dẫn đến việc khắc sâu vào người Mỹ trẻ lòng tôn kính dành cho “luật lệ và tự do”, lòng trung thành cho ý niệm rằng nước Mỹ là một quốc gia trong mọi quốc gia đã phá vỡ sự cân bằng hoàn hảo giữa hai bên.
Lịch sử được định hình sâu sắc bởi thuyết duy nghiệm Đức cuối thế kỷ XIX, một học thuyết đã xác định giới học giả về lịch sử như những người tường thuật các sự kiện đã được chứng thực bằng các phương tiện có thể sờ mó được và được thấy là đáng tin và xác thực. Các sinh viên trong các đại học Đức vào cuối những năm 1800 đã chứng kiến một môi trường khuyến khích nghiên cứu, bàn thảo và thực nghiệm mở – một sự tách rời triệt để với nền sư phạm Mỹ vốn vẫn cố thủ trong “sự phát triển tính cách, sự mô phạm và lối học thuộc lòng(1)
Tư duy một cách khoa học (bất kỳ khi nào có thể) về lịch sử là trung tâm đối với nhiệm vụ giải mã của sử gia cho tính đích thực và nghĩa của các tài liệu. Trong khi các sử gia được mong đợi phải khách quan, họ còn được mong đợi sẽ tạo ra các giả thiết về quá khứ, về các động cơ, các nguyên nhân và các nghĩa của mọi sự việc bằng cách phân tích cẩn thận các nguồn tư liệu nguyên bản và các vật tạo tác khác.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.