
Cẩm Nang Tư Duy Ngụy Biện – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sự thật và sự Lừa mị trong tâm trí con người
Tâm trí con người là một bộ cấu trúc và hệ thống kỳ diệu. Tâm trí là trung tâm của ý thức và hành động, tạo thành một bản sắc độc đáo và tạo ra một thế giới quan. Những kinh nghiệm phong phú sẽ xuất hiện ra từ những tương tác của tâm trí với thế giới. Nó tư duy, cảm nhận, ham muốn. Nó lĩnh hội chân lý và loại bỏ sai lắm. Nó đạt được những nhận thức sâu sắc, song cũng thêu dệt nên cả những định kiến. Cả chân lý hữu dụng lẫn những quan niệm sai có hại đều là những sản phẩm hỗn hợp của nó. Hơn nữa, nó có thể dẻ dàng tin vào cái sai cũng như cái đúng.
Nó có thể nhìn thấy cái đẹp trong lối hành xử đúng đắn và chỉnh sửa những thứ hoàn toàn sai đạo đức. Nó có thể yêu và ghét; có thể nhân lành và độc ác. Nó có thể gia tăng kiến thức hoặc sai lầm. Nó có thể khiêm tốn trí tuệ hoặc ngạo mạn trí tuệ. Nó vừa vượt lên trên những vật thụ tạo có năng lực thấp hơn vừa sỉ nhục sự ngây thơ và thanh cao của họ bằng sự tự huyễn hoặc và sự cay nghiệt của nó.
Làm thế nào con người có thể tạo ra bên trong tâm trícủa chính mình một hỗn hợp thiếu nhất quán như thế giữa lý tính và phi lý tính? Câu trả lời là nó tự lừa chính nó. Thực tế, có lẽ định nghĩa đúng và hữu dụng nhất về con người là: con người là “loài vật tự huyễn hoặc mình”. Sự lừa mị, tỉnh nước đôi, ngụy biện, ảo tưởng và thỏi đạo đức giả là những sản phẩm cốt lõi của bản tính con người trong trạng thái “tự nhiên” chưa được mài dũa. Thay vì giảm đi những khuynh hướng đó, hầu hết các ảnh hưởng xã hội và trường học lại tái định hướng chúng, khiến chúng trở nên phức tạp hơn, tinh vi hơn và mơ hồ hơn.
Vấn đề này còn trầm trọng hơn, không những bởi con người có bản năng tự huyễn hoặc mình, mà còn bởi họ có bản tính lấy xã hội làm trung tâm. Mỗi nến văn hóa và xã hội đều nhìn mình như một thứ đặc biệt và chỉnh đáng như ta có thể thấy trong các niềm tin và thực hành cơ bản, trong mọi giá trị và cấm kỵ của họ. Bản tính tùy tiện của các lối sống thường nhật đã được các nhà nhân học (nếu có) của xã hội đó nhận ra, song vẫn còn chưa được hầu hết công chúng biết đến.
Những con người thiếu tinh thần phản biện (những nhà tư duy thiếu kỹ năng trí tuệ)
Có sự ưu trội lấn át của số lượng những người không tự do quyết định mình phải tin gì, hay nói đúng hơn, bị quy định về mặt xã hội (hay bị nhồi sọ) khiến họ tin vào những điều họ đang tin tưởng. Đó là những nhà tư duy không phản tư. Tâm trí của họ là sản phẩm của các lực xã hội và lực cá nhân mà họ không hiểu, không kiểm soát và cũng không quan tâm. Những niềm tin cá nhân của họ thường dựa trên các định kiến.
Tư duy của họ phần lớn được tạo ra từ những sự rập khuôn, bắt chước, đơn giản hóa quá mức, trừu tượng hóa chung chung, ảo tưởng, tự cao tự đại, những sự hợp lý hóa, những thế lưỡng nan sai và ngụy biện lặp lại vấn đề. Những động cơ của họ thường đến từ những nỗi sợ và những chấp nhất phi lý tính, sự hão huyền, ganh ghét cá nhân, ngạo mạn trí tuệ và tâm thế hời hợt. Những điều đó đã trở thành một phần trong bản sắc của họ.
Những người như thế sẽ tập trung vào những gì đang trực tiếp tác động đến họ, nhìn thế giới thông qua con mắt dân tộc chủ nghĩa và lấy tộc người làm trung tâm. Họ gắn một khuôn mẫu chung lên những người đến từ những nền văn hóa khác. Khi những niềm tin của họ bị tra văn – dù các niềm tin ấy có không chính đáng đến đâu đi nữa – họ vẫn cảm thấy mình bị công kích cá nhân. Khi cảm thấy bị đe dọa, họ thường quay trở lại với lối tư duy trẻ con và đánh trả bằng cảm xúc.
Khi những định kiến của họ bị tra văn, họ thường cảm thấy bị xúc phạm và lên án người tra vẫn là “không khoan dung” và “đấy định kiến”. Họ dựa vào những sự khái quát hóa chung chung để hỗ trợ những niềm tin của mình. Họ phần hận khi bị “chỉnh”, bị bất đồng ý kiến hay bị phê phán. Họ muốn được tăng cường thêm sức mạnh, muốn được phỉnh nịnh và muốn được trở nên quan trọng. Họ muốn sống trong một thế giới hai màu trắng-đen đơn giản. Họ rất ít hoặc không hiểu gì về các sắc thái, các phân biệt tinh tế hay các ý tỉnh vi.
Họ muốn người ta cho họ biết ai là kẻ xấu và ai là người tốt. Họ tự xem mình là “người tốt, xem kẻ thủ của mình là “người xấu”. Họ muốn mọi vấn đề đều quy lại thành một giải pháp đơn giản và giải pháp ấy phải là thứ họ quen thuộc -chẳng hạn như trừng phạt kẻ xấu bằng sức mạnh và bạo lực. Những hình ảnh thị giác có nhiều quyền năng trong tâm tríhọ hơn ngôn ngữ trừu tượng. Họ để cho mình bị ấn tượng bởi quyền uy, quyền lực và sự tán dương. Họ rất sẵn lòng chịu bị định hướng và kiểm soát, miễn là những người kiểm soát phỉnh nịnh họ và dẫn họ đến chỗ tin rằng những quan điểm của họ là đúng và sâu sắc.
Truyền thông đại chúng được cấu trúc để mời gọi những cá nhân như thế. Những vấn đề phức hợp và tỉnh vì được quy giảm thành những công thức đơn giản hóa (“Phải cứng rắn với tội ác! Ba cuộc đình công nữa là cậu mất việc! Tội phạm vị thành niên cứ xử như tuổi thành niên! Hoặc theo chúng ta hoặc chống lại chúng ta!”). Sự xuyên tạc là tất cả; còn cải thực chất thì không liên quan.
Những kẻ thao túng lão luyện (những nhà tư duy phản biện theo nghĩa yếu)
Có một nhóm nhỏ hơn nhiều gồm những người lão luyện trong nghệ thuật thao túng và kiểm soát. Những người này rất khéo tập trung vào việc theo đuổi lợi ích riêng của mình mà không cấn tôn trọng việc đó tác động như thế nào đến người khác.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.