Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Nancy ngây thơ

“Tôi không cần tư duy! Tôi hiểu mọi điều mà không cần tư duy. Tôi chỉ làm khi có điều gì xảy đến với tôi. Tôi tin vào hầu hết những gì tôi thấy trên ti-vi. Tôi cũng không thấy lý do vì sao tôi phải đặt câu hỏi. Và tôi không cần lãng phínhiều thời gian để cố tìm ra điều gì đó. Tại sao tôi phải vậy, khi ai đó sẽ tìm ra điều gì đó giúp tôi nếu tôi đợi đủ lâu? Chỉ cần nói “Tôi không thể” để khỏi phải làm quá nhiều việc.

Bố mẹ và giáo viên của tôi chăm chút mọi thứ cho tôi khi tôi không thể tự chăm sóc mình. Ngày nọ, tôi gặp rắc rối với bài tập về nhà môn toán, và bắt đầu khóc, nên bố tôi làm bài tập cho tôi. Bố mẹ giúp tôi rất nhiều. Cách đó dễ dàng hơn. Tôi làm những gì tôi được bảo, im miệng và đi theo bất cứ điều gì mà bạn bè tôi quyết. Tôi không thích “nổi sóng”. Tư duy sẽ khiến bạn gặp rắc rối”.

Sam ích kỷ

“Tôi nghĩ quá trời! Nó giúp tôi bịp mọi người và lấy những gì tôi muốn. Tôi tin bất cứ điều gì mà tôi muốn tin. Tôi đặt câu hỏi với bất kỳ ai yêu cầu tôi làm điều mà tôi không muốn làm. Tôi tìm ra cách né được ba mẹ. Tôi tìm ra cách để khiến những đứa trẻ khác làm những gì tôi muốn chúng làm. Tôi thậm chí tìm ra cách để tránh phải tư duy nếu tôi muốn. Đôi khi tôi nói “Tôi không thể!” khi tôi biết tôi có thể nhưng tôi không muốn.

Bạn có thể có được điều bạn muốn từ người khác nếu bạn biết cách để thao túng họ. Cũng như đêm nọ, tôi tìm ra cách thức đến 11 giờ, bằng việc tranh cãi với mẹ về giờ đi ngủ! Tư duy thật hữu ích vì nó giúp ta nói với mọi người điều họ muốn nghe. Tất nhiên, đôi khi điều họ muốn nghe là không đúng, nhưng điều đó chẳng sao cả bởi bạn chỉ gặp rắc rối khi bạn nói cho mọi người điều họ không muốn nghe. Bạn có thể luôn bịp mọi người nếu bạn biết cách. Đoán xem, bạn thậm chí có thể bịp chính mình nếu bạn biết cách”.

Fran đầu óc công bằng

“Tôi tư duy rất nhiều. Nó giúp tôi học. Giúp tôi tìm ra điều gì đó. Tôi muốn hiểu ba mẹ và bạn chơi cùng. Thực tế, tôi thậm chí muốn hiểu chính mình và tại sao tôi làm việc gì đó. Đôi khi tôi làm những thứ mà tôi không hiểu. Thật không dễ để cố hiểu mọi người và mọi việc. Nhiều người nói một đằng và làm một nẻo.

Bạn không thể luôn luôn tin vào những gì người khác nói. Bạn không thể tin rất nhiều điều bạn thấy trên ti-vi. Mọi người thường nói những điều này điều nọ không phải vì họ muốn nói chúng ra mà bởi họ muốn những điều khác và đang cố làm vui lòng bạn. Tôi muốn biến thế giới thành nơi tốt đẹp hơn. Tôi muốn nó tốt đẹp hơn với mọi người, không chỉ cho tôi và bạn bè tôi.

Để hiểu người khác thì bạn phải xem xét những điều đúng như họ làm. Bạn phải hiểu tình huống của họ và bạn sẽ cảm thấy ra sao nếu bạn là họ. Bạn phải đặt mình vào vị trí của họ. Buổi tối nọ, tôi tranh cãi với chị tôi vì chị muốn xem một chương trình ti-vi đang được chiếu cùng lúc với buổi diễn yêu thích của tôi. Tôi không muốn để chị ấy xem ti-vi cho đến khi tôi hiểu ra rằng chị cần xem chương trình đó để làm bài tập về nhà cho buổi lên lớp.

Lúc ấy tôi biết rằng thật là không công bằng khi tôi khi tôi xem buổi biểu diễn, trong khi chị cần xem ti vi để làm bài tập về nhà. Không dễ gì để công bằng. Ích kỷ và chỉ nghĩ đến mình thì dễ hơn nhiều. Nhưng nếu tôi không nghĩ đến những người khác, tại sao họ nên nghĩ đến tôi? Tôi muốn công bằng với những người khác bởi tôi mong đợi mọi người sẽ công bằng với tôi.

Làm rõ các khái niệm của bạn

Các khái niệm là các ý niệm bạn đang sử dụng trong tư duy để hiểu điều gì đang diễn ra.

Các câu hỏi bạn có thể đặt ra để làm rõ các khái niệm:
– Ý tưởng chính trong câu chuyện này là gì?
– Ý tưởng nào đến với đầu óc tôi khi tôi nghe chữ ?
– Nhân vật chính sử dụng ý tưởng gì trong tư duy của anh ấy hay chị ấy? Có vấn đề gì với ý tưởng đó không?
– Tôi đang sử dụng ý tưởng nào trong tư duy? Ý tưởng này có gây ra vấn đề cho tôi hay những người khác không?
– Tôi nghĩ đây là một ý tưởng tốt nhưng bạn có thể giải thích nó rõ hơn chút không?

Hiểu góc nhìn của bạn

Góc nhìn là những gì bạn đang nhìn vào và cách mà bạn nhìn nó.

Các câu hỏi bạn có thể đặt ra về góc nhìn:
• Tôi đang nhìn tình huống này như thế nào?
• Tôi đang nhìn cái gì? Và tôi đang nhìn như thế nào?
• Có cách hợp lý nào khác nữa để nhìn tình huống này?

Hay quan điểm của tôi là quan điểm duy nhất hợp lý?
• Tôi có xem các cô bé là yếu đuối?
• Tôi có xem các cậu bé là cứng đầu?

Tư duy thấu suốt các hàm ý/các hệ quả

Những hàm ý là những tuyên bố hay những chân lý nảy sinh một cách lô gic từ các tuyên bố và chân lý khác. Các hàm ý nảy sinh từ các tư tưởng. Các hệ quả nảy sinh từ các hành động.

Các câu hỏi bạn có thể đặt ra về các hàm ý:
• Nếu tôi quyết định làm “X” thì điều gì có thể xảy ra?
• Nếu tôi quyết định không làm “X” thì điều gì có thể xảy ra?
– Khi nhân vật chính trong câu chuyện này đưa ra một quyết định quan trọng, kết quả nào xảy ra? Các hệ quả là gì?
• Các hệ quả có thể có của việc bạn phóng xe đạp xuống đồi quá nhanh.
– Các hệ quả của việc đụng vào cái xoong nóng trên bếp?

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x