
Cẩm Nang Tư Duy Viết – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Tiền đề của Cẩm nang này
Việc viết có ý nghĩa thiết yếu đối với việc học. Một người không thể gọi là học khi không thể truyển tải các ý tưởng của mình thành văn bản viết. Tuy nhiên, việc học viết chỉ có thể diễn ra thông qua một quá trình trau dồi đòi hỏi phải có kỷ luật trí tuệ. Cũng như với bất kỳ nhóm kỹ năng phức tạp nào, kỹ năng viết cũng có những yếu tố cơ bản cần phải được nhập tâm, sau đó được ứng dụng bằng chính tư duy của người học. Quyền cẩm nang này tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố cơ bản nói trên.
Viết có Mục đích
Người viết có kỹ năng sẽ không viết một cách mù quáng, mà viết có mục đích. Họ có một chương trình làm việc cụ thể, một mục đích, hay một mục tiêu cần đạt đến. Mục đích của họ, cùng với tính chất của điều mà họ đang viết (và hoàn cảnh của họ) sẽ quyết định cách họ viết. Họ sẽ viết theo những cách khác nhau trong những tình huống khác nhau và vì những mục đích khác nhau. Tuy vậy, viết cũng có một mục đích mang tính gần như phổ quát, đó là nói ra điều đáng nói về những điều đáng nói.
Nhìn chung, khi viết, ta chuyển dịch những ý nghĩa bên trong (nội tâm) thành những từ ngữ công cộng. Ta biến các ý tưởng và kinh nghiệm của mình thành văn bản viết. Việc chuyển dịch chính xác những ý nghĩa có chủ định thành ngôn ngữ viết là một nhóm hành động mang tính phân tích, đánh giá và sáng tạo. Tiếc thay, rất ít người thông thạo việc chuyến dịch này. Rất ít người có khả năng lựa chọn và kết hợp các từ ngữ mà khi phối hợp với nhau có thể chuyển tải một ý nghĩa chủ định nào đó đến một nhóm đối tượng độc giả.
Tất nhiên, nếu chúng ta viết thuần túy vì vui thích và như một trò tiêu khiến cá nhân, thì việc người khác có hiểu điều chúng ta viết hay không có lẽ không quan trọng mấy. Có lẽ ta chỉ đơn giản là hứng thú với hoạt động viết lách. Điều đó chẳng hề gì miễn là ta biết bài viết của mình chỉ dành riêng cho ta mà thôi.
Trong nhiều kiểu mục đích viết khác nhau, có thể kể ra những mục đích sau đây:
• Thuần túy vì niềm vui
* Để trình bày một ý kiến đơn giản
• Để truyền tải một thông tin chuyên môn cụ thể
* Để thuyết phục độc giả tiếp nhận một lập trường hoặc một lập luận quan trọng
* Để thách thức, buộc độc giả phải xem xét một cái nhìn mới
• Để trình bày những điều chúng ta đang (hoặc đã) học ở một môn học
Mọi người thường viết để theo đuổi những kế hoạch làm việc đa dạng và cụ thể. Hãy thử xem xét mục đích viết sẽ khác biệt như thế nào đối với những người viết dưới đây:
• Một cố văn truyền thông viết diễn văn cho một chiến dịch chính trị
* Một biên tập viên bảo chỉ quyết định cách biên tập một câu chuyện để duy trì sự quan tâm của độc giả
* Một chuyên gia tư vấn truyền thông viết bài quảng cáo * Một nhà hóa học viết báo cáo thí nghiệm
• Một tiểu thuyết gia viết tiểu thuyết
* Một nhà thơ viết thơ
* Một sinh viên viết bài nghiên cứu
Rõ ràng, mục đích viết của một người có ảnh hưởng đến những kỹ năng viết mà người đó cần và sử dụng. Tuy nhiên, có một số kỹ năng viết cơ bản mà tất cả chúng ta đều cần nếu ta muốn phát triển nghệ thuật nói ra điều đáng nói về những điều đáng nói. Chúng tôi gọi đó là kỹ năng viết có thực chất. Và học nghệ thuật viết có thực chất có nhiều tác động quan trọng đến quá trình phát triển của ta xét như một nhà tư tưởng. Chẳng hạn, nó quan trọng đối với quá trình học cách học và cũng quan trọng đối với quá trình tự hiểu mình. Nó có thể giúp ta có được những hiểu biết sâu sắc về bản thân cũng như hiểu biết sâu sắc về nhiều kích thước trong đời sống của mình.
Viết có Thực chất
Để học cách viết ra những điều đáng đọc, ta phải nghiến ngắm hai câu hỏi sau: “Tôi có chủ để hoặc ý tưởng đáng để viết không?” và “Tôi có điều gì đó quan trọng để nói ra không?”
Sau khi nhận ra những mục đích khác nhau có thể có, ta cũng cần nhận ra rằng có những công cụ và kỹ năng viết cốt lõi để viết về bất kỳ điều gì mang tính thực chất, để nhắm mục tiêu vào những ý niệm có chiều sâu và quan trọng. Những công cụ và kỹ năng này sẽ là trọng tâm của cẩm nang này.
Viết theo Trường phái Ấn tượng
Tư duy theo trường phái ấn tượng sẽ chạy theo các liên tưởng, lang thang từ đoạn văn này qua đoạn văn khác, không vạch ra những sự phân biệt rõ ràng trong tư duy cũng như việc viết của mình từ thời điểm này đến thời điểm khác. Vì tản mát nên người tư duy theo trường phái ăn tượng cũng tản mát trong cả nội dung mình viết
. Do thiếu óc phê phán, người tư duy theo trường phải ấn tượng giả định góc nhìn của cá nhân mình là sâu sắc và đã được biện minh, vì vậy không cần biện minh gì khi đối chiếu với các góc nhìn khác. Vì tự huyễn hoặc mình, người tư duy theo trường phái ấn tượng không thấy được bản thân mình là vô kỷ luật. Vì cứng nhắc, người tư duy theo trường phái ấn tượng không học được gì từ những gì mình đọc, viết hay trải nghiệm.
Bất kỳ kiến thức nào mà người tư duy theo trường phái ấn tượng tiếp nhận cũng đều bị trộn lẫn với các định kiến, thành kiến, huyền thoại và lập khuôn một cách không phê phán. Người theo trường phái này thiếu nhận thức sâu về tầm quan trọng của việc hiểu được cách tâm trí tạo ra ý nghĩ và các cách mà tinh thần có phản tự kiểm soát cũng như đánh giá những gì họ viết. Để đưa việc viết của mình vào kỷ luật, ta phải vượt ra khỏi tư duy theo trường phái ấn tượng.
Viết có Phản tư
Không giống như người tư duy theo trường phái ăn tượng, người có óc phản tư tìm kiếm ý nghĩa, kiểm soát những gì mình viết, phân định rạch ròi giữa cách tư duy của mình và tư duy của độc giả.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.