
Cánh Đồng Chum – Thiên Hùng Ca Hmong – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Cánh Đồng Chum – Thiên Hùng Ca Hmong của tác giả Long Nguyễn mời bạn thưởng thức.
Chương 2. Khởi nghĩa
Khi ngân sách Lào trong nguy ngập triền miên, người Pháp tiết giảm tổng chi phí hành chánh bằng cách lưu dụng các quan lại Lào thuộc triều đình : vua và các đại thần, dưới đó là các quan chủ tỉnh, to lớn và cồng kềnh với làng (bản) hợp lại thành xã (tassengs), xã tụ hợp thành hạt (kongs), hạt thành quận (mường), quận thành tỉnh (khoảng). Mỗi tỉnh được cai trị bằng một tỉnh trưởng (chao khoảng), cái mắt xích đầu trong chuỗi mệnh lệnh từ tỉnh nối xuống quan huyện (chao mường), hạt trưởng (nai kongs), xã trưởng (tassengs) và dưới cùng là các trưởng làng (nai bản).
Theo lý thuyết, tỉnh trưởng chiụ trách nhiệm thẳng với các đại thần trong triều, và chuỗi lệnh lạc từ tỉnh xuống làng không hề đứt đoạn. Nhưng các tỉnh trưởng thường hành động như những lãnh chúa hay sứ quân. Ít khi quan huyện (chao mường) để ý đến luật lệ từ tỉnh, và cũng thế, xã trưởng cai trị xã của họ như thể nó là thái ấp riêng. Nói chung, nó là một hệ thống hành chánh nặng nề, vô hiệu quả và tham nhũng.
Đằng sau cái cấu trúc hành chánh dài thậm thượt này, Pháp đặt một viên gạch hành chánh nhỏ gọn tận chót đỉnh. Cao nhất là viên thống sứ (resident superieur), kế đến là uỷ viên hay còn gọi phổ biến hơn, là công sứ (resident), trụ sở ở các tỉnh, công việc của họ là theo dõi một cách lỏng lẻo và dùng nó để thu thuế và hành xử chính sách thuộc địa. Về binh lực, mỗi công sứ có một liên đoàn lính vệ binh bản xứ (Garde Indigene, chừng 2000 người), một bộ phận quân sự chủ yếu là người Việt, tuyển mộ tại VN.
Đó là một dạng thức thuộc địa chủ nghĩa ít tốn kém, không can thiệp, mô tả bởi một học giả như là một thể thức cai trị “thả nổi một cách hiền hòa trên chót đỉnh của hệ thống hành chánh quan lại cũ … mà nó không cản trở”. Tuy vậy, nó cũng có một khuyết điểm, nhiều thập niên sau người Pháp mới tường tận đó là khuyết điểm gì. Năm 1921, sau một cuộc dấy loạn 4 năm của người Hmong, công sứ Xiêng Khoảng lưu ý rằng “chúng ta gián tiếp thiết lập một giai cấp lãnh đạo trên dân cư, người gạn lọc tất cả các khiếu nại của kẻ kém may mắn thấp kém hơn, gây khó khăn cho chúng ta trong việc hiểu rõ tình cảnh của họ.” Viên công sứ này ám chỉ đến người Hmong khi viết những lời này, vì họ không chịu đựng sự hà hiếp một cách dễ dàng. Sự quan ngại của ông được âm hưởng 10 năm sau bởi một nhà nhân chủng học người Đức, một người thích mạo hiểm sống với người Hmong và thường nhập bọn trong những cuộc săn bắn lớn. Khát vọng độc lập, sự dũng cảm dám thách đố cái chết, lòng yêu chuộng tự do cuồng nhiệt được tôi luyện qua hàng ngàn năm chiến đấu chống lại bọn áp bức có sức mạnh vượt trội, đã làm cho họ khét tiếng như một chiến sĩ đáng nể sợ, sẽ có lẽ gây khó khăn cho thực dân.
Nhiều thập niên người Pháp xao lãng mối nguy cơ này và tin rằng hệ thống hành chánh của họ thực sự làm gia tăng uy tín của họ với các chủng tộc thiểu số trong nước. Đặt người Lào chèn vào giữa người miền núi và chính quyền thuộc địa, nó được thiết tưởng là những oán hờn về sưu cao thuế nặng sẽ chuyển hướng từ người Pháp sang người Lào, kẻ trực tiếp thu thuế. Không ai đếm xỉa đến khả năng chịu đựng áp bức bởi những quan lại bản xứ có thể châm ngòi cho một cuộc khởi nghĩa đổ máu.
Năm 1896 thu nhập chính quyền thuộc địa ở Lào chỉ đạt được 45/100 tổng ngân sách chi tiêu. Để lấp bằng sự chênh lệch người Pháp tăng thuế và nhắm vào việc nhúng tay vào thuốc phiện của người Hmong, sách nhiễu rằng người Hmong đóng một phần thuế bằng thuốc phiện với một giá được ấn định rẻ hơn thị trường rất nhiều. Bất mãn với luật thuế má mới, Hmong cầu cứu sự giúp đỡ nơi các đại tộc trưởng của họ.
Từ xa xưa khi còn ở bên Trung Hoa, Hmong có thói quen tôn trọng các tộc trưởng như những tiểu vương (kaitongs, có sách dịch là thổ hào). Có 3 thổ hào ở Lào là dòng họ Lý, Lo và Moua, cai trị như tam đầu chế với họ Lo, Lo Pa Sy, là đại biểu. Lo yết kiến Kham Huang (sắc tộc Lào), tỉnh trưởng người bản xứ Xiêng Khoảng, khiếu nại về thuế mới. Hoang chuyển hướng sự đổ lỗi cho viên công sứ Pháp vì Huang chỉ có bổn phận thu thuế thôi. Lo Pa Sy thỉnh cầu một cắt nghĩa với viên công sứ nhưng người Pháp từ khước không thảo luận chính sách nhà nước với thủ lĩnh thổ dân thất học. Sau khi cộc cằn đuổi vị thổ hào (kaitong), viên công sứ ra lịnh cho các đơn vị vệ binh bản xứ thâm nhập vào miền núi nhằm đe dọa người Hmong.
Cuộc động binh quả không cần thiết vì người Hmong vốn sợ Pháp, bọn mà Hmong gọi là Pháp quỷ (Fa Kouie). Lo Pa Sy muốn để vấn đề chìm lắng nếu không được viên công sứ nâng đỡ cho một hành động. Tổ tiên ông tỉnh trưởng Huang đã cai trị tỉnh này từ nhiều đời như một thái ấp riêng. Ông ta trung thành nhưng người Pháp vẫn coi ông như giống người hạ đẳng. Huang muốn người Pháp khiêm tốn hơn. Biết rằng người Hmong không thích bị cai trị bởi những ai khác chủng tộc, Huang cam kết một thỏa ước với Lo Pa Sy, hứa hẹn quyền tự trị lớn hơn nếu họ đánh đuổi Pháp ra khỏi tỉnh.
Hmong đầu tiên tấn công quân Pháp ở bản Khang Pha Nien, một đồn binh nhỏ tây bắc Nong Het. sau một chạm súng ngắn ngủi, người Pháp đẩy lui họ. Phiến quân tập trung lại, mộ thêm chiến sĩ và tấn công chỉ huy sở tỉnh ở thành phố Xiêng Khoảng. Hmong trang bị cung tên và súng hỏa mai, chỉ hiệu lực ở tầm bắn gần. Lính bản xứ dưới quyền chỉ huy của sĩ quan Pháp võ trang súng carbine hiện đại, đốn ngã từng đợt Hmong trước khi Hmong tiến gần tầm bắn của họ.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.