Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Cảnh Giác Lừa Đảo Thủ Đoạn Giàu Có của tác giả Trần Phú Sơn mời bạn thưởng thức.

2. Hành vi gian dối không trái pháp luật thì sao?

Thực ra trong tất cả các hệ thống pháp luật của các quốc gia đều khó mà có thể đầy đủ hết các hành vi của con người, một số người có đủ trí thông minh để thực hiện hành vi lách luật.

Lách luật là cách tìm ra sơ hở của pháp luật để giải quyết vấn để. Bởi với quy định, người dân được phép làm những gì mà pháp luật không cấm, nên đã có không ít người, hầu hết là những người rất am hiểu pháp luật, đã xử lý vụ việc theo hướng này.

Vậy “lách luật” có vi phạm pháp luật hay không? Câu trả lời là không vi phạm pháp luật. Bởi lách luật là nói theo ngôn ngữ dân gian, còn thực chất của lách luật chính là tìm ra nơi mà pháp luật chưa quy định, chưa điều chỉnh kịp. Hoặc cũng có thể là tìm ra “lỗ hồng” của luật để áp dụng. Tuy nhiên, đằng sau đó là rất nhiều hệ lụy mà có thể bản thân người lách luật phải gánh chịu, hoặc là những người khác phải chịu.

Nhiều doanh nghiệp trong một thời gian dài đã tìm mọi cách “lách luật” để giảm bớt các khoản phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Đơn cử như ký hợp đồng với người lao động thì ký với mức lương thấp nhất theo quy định, và phần còn lại của lương sẽ được chuyển sang hình thức khác để chi trả như phụ cấp. Hay không ký hợp đồng lao động theo đúng quy định mà ký hợp đồng thời vụ, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng thử việc… để né các trách nhiệm phải đóng như BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

Nói chuyện đầu năm học, nhiều trường cũng đã tìm mọi cách lách luật để lạm thu. Luật không cho các trường thu các khoản phí, không cho vận động các loại quỹ phụ huynh. Thế nhưng, để “lách” quy định này, các trường thu dưới hình thức tự nguyện, thậm chí thông qua giáo viên chủ nhiệm để yêu cầu phụ huynh phải tự để xuất lập quỹ. Cuối cùng, bằng những cách thức khác nhau, hầu hết trường nào cũng có quỹ mà phụ huynh chính là người có trách nhiệm thực hiện một cách hết sức… tự nguyện.

Người dân thì cũng có muôn cách để lách luật. Đơn giản nhất như chuyện ly hôn. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, không cho người chồng ly hôn nếu người vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Để níu kéo cuộc hôn nhân, hoặc để trả thù chồng, nhiều người vợ đã chọn việc để mình có thai nhằm từ chối ly hôn. Hay như những trường hợp nhiều cô gái Việt đã lách luật lấy chồng Trung Quốc. Theo luật Trung Quốc, các cô dâu Việt Nam đăng ký kết hôn chỉ cần giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Nhiều cô gái Việt chỉ xin giấy xác nhận tình trạng độc thân và sang Trung Quốc đăng ký kết hôn. Họ không làm thủ tục công nhận (ghi chú) việc kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam sau đó. Do đó, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam không biết họ làm gì ở Trung Quốc, có kết hôn hay không.

Việc lách luật còn được không ít người tìm thấy từ những quy định mang tính chất nhân đạo của Nhà nước ta. Chẳng hạn như quy định, phụ nữ đang mang thai sẽ được xem là một tình tiết giảm nhẹ hình phạt, hay không tuyên tử hình người phạm tội đang mang thai, hoãn thi hành án phạt tù những trường hợp phụ nữ đang mang thai. Có những người sẵn sàng mang thai, sinh con liên tục để được giảm án hay né việc phải bước chân vào trại giam.

Lừa đảo nói chung.

Lừa đảo trái pháp luật

Lừa dối không trái pháp luật nhưng vi phạm đạo đức

Lừa dối không trái pháp luật, vấn đề đạo đức không định hình rõ ràng.

Loại hình hình thức thứ 3 là loại hình lừa đảo chuyên nghiệp nhất, cao siêu nhất trong các hình thức.

3. Hành vi gian dối nhưng lại không trái pháp luật thì có được gọi là lừa đảo?

Đôi khi hành vi đó vi phạm một số nguyên tắc đạo đức, nhưng đôi khi là không. Hành vi này được gọi là PSON đạt được mục đích của mình và đôi khi cũng làm lợi cho đối tác. Tùy theo cách hiểu của từng người. Phạm trù đạo đức khá phức tạp và rộng và khá là khó nhận xét điều này.

Đạo đức được định nghĩa còn tùy theo chủng tộc, tôn giáo, văn hóa… Ở mỗi quốc gia có nền văn hóa và đặc biệt tôn giáo khác nhau thì cơ bản quy chuẩn đạo đức giống nhau, nhưng vẫn có một số chuẩn mực rất khác biệt. Ví dụ như trong đạo Hồi cấm hành vi ăn thịt lợn, hay tại Ấn Độ không cho phép ăn thịt bò… những hành vi này bị cấm trong tôn giáo và văn hóa của họ nên người mà thực hiện các hành vi này được coi là vô đạo đức. Nhưng đối với các quốc gia và tôn giáo khác lại hoàn toàn bình thường. Hay việc ăn thịt chó ở Việt Nam, Trung Quốc hay Hàn Quốc là điều bình thường nhưng đối với hầu hết các quốc gia phương Tây lại là việc đáng lên án thậm chí là kinh tởm.

4. Như thế nào là hành vi có đạo đức?

Định nghĩa về đạo đức đôi khi khá chung chung “Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.”

Như vậy hành vi đạo đức là do hoàn cảnh xã hội đó quyết định và bạn theo những điều luân lý đó để hình thành khái niệm đạo đức.

Vào thời kỳ phong kiến, việc có bầu trước khi cưới là một hành vi phi đạo đức và không thể chấp nhận được.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x