Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Cao Điểm Thứ Tư của tác giả Êlêna Iliina  mời bạn thưởng thức.

NỮ NGHỆ SĨ LÊN BA

Người ta gọi đùa là Gu-li-a, khi cô bé còn chưa đầy năm. Nằm trên chiếc giường con, cô bé mỉm cười với mọi người, và suốt ngày trong phòng chỉ nghe tiếng:

— Gu, gu.

Do tiếng gù gù của chim bồ câu phát ra từ trong cổ họng đó mà có tên Gu-li-a, Gu-lênh-ca. Và không còn ai nhớ tên thật của Gu-li-a là Ma-ri-ô-nen-la nữa.

Một trong những tiếng đầu tiên Gu-li-a nói là tiếng “tự tôi”. Lần đầu tiên khi người ta cho cô bé xuống sàn nhà, cô giật tay ra và kêu lên:

— Tự tôi! — rối lảo đảo và bắt đầu đi.

Cô bé bước một bước, bước nữa, rồi ngã sấp mặt. Mẹ bế cô bé lên, nhưng Gu-li-a lại trườn xuống sàn, bướng bỉnh vặn vai và bắt đầu giẫm chân. Cô chập chững đi dần xa hơn, xa hơn nữa, từ phòng này sang phòng khác, và bà mẹ vất vả mới theo kịp cô.

– Gu-li-a lớn lên. Càng ngày đôi chân bé tí của cô bé càng giẫm vững vàng hơn trong các phòng, ngoài hành lang và trong bếp; căn nhà ngày càng trở nên ồn ào hơn, và bát đĩa cũng bị đập vỡ nhiều hơn.

– Này, bà Dô-i-a Mi-khai-lốp-na ạ, —người vú già đưa Gu-li-a đi chơi về, nói với mẹ Gu-li-a, — tôi đã chăm sóc nhiều cháu nhỏ, nhưng chưa hề thấy có đứa nào như bé này. Ngọn lửa chứ không phải là đứa bé con! Phải chịu thua nó thôi! Cứ ngồi vào xe trượt tuyết rồi, thì thôi đừng hòng bế ra khỏi xe được. Trượt từ dốc xuống mười lần, mà nó vẫn còn thấy ít, nó cứ kêu: “Nữa! Nữa!” Mà xe trượt tuyết có phải của nhà ta đâu chứ! Bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu tiếng la hét và cãi vã. Lạy trời, đừng cho tôi chăm sóc đứa bé nào như nó nữa!

Người ta gửi Gu-li-a vào vườn trẻ.

Ở vườn trẻ, Gu-li-a ngoan hơn. Ở nhà, thường không phút nào cô bé ngồi yên, còn ở đây thì hàng giờ cô ngồi im, không nói không rằng, lấy bột dẻo nặn cái gì đấy, rồi bịa ra một tên gọi là cái “nhặn”.

Cô bé cũng thích dùng những khối gỗ màu nhỏ chắp thành các nhà, tháp đủ loại trên sàn. Và khổ cho những đứa bé nào dám cả gan phá đổ công trình của cô. Mặt đỏ gay vì tức giận, cô bẻ nhảy lên và thường cho đứa cùng trạc tuổi những quả đấm đến nỗi nó phải gào khóc ầm lên cả vườn trẻ.

Nhưng dù sao trẻ con vẫn yêu mến Gu-li-a và nhớ cô bé, nếu cô không đến vườn trẻ.

Các chú bé nói:

– Tuy nó hay đánh, nhưng chơi với nó thật thú vị. Nó biết nghĩ ra lắm trò hay.

Mẹ Gu-li-a hồi đó làm việc ở xưởng phim. Các nhà đạo diễn thường đến chơi nhà; ngắm Gu-li-a, họ nói:

— Giá chúng tôi được Gu-li-a đóng phim thì hay quá!

Họ rất thích tính vui vẻ lanh lợi của Gu-li-a, vẻ láu lỉnh ở đôi mắt xam xám và tính hiếu động khác thường của cô.

Và có một bận, mẹ bảo Gu-li-a:

— Hôm nay, con không đến vườn trẻ. Mẹ con ta đi xem cá và chim.

Ngày hôm đó, mọi việc không như thường lệ. Một chiếc xe ô-tô chạy đến cổng nhà. Gu-li-a ngồi cạnh mẹ. Họ đi đến một quảng trường nào đó, ở đấy bao nhiêu người tụ tập, đông đến nỗi không thể lách qua được. Khắp nơi nghe tiếng gà trồng gáy đủ các giọng, tiếng gà mái cục tác rộn ràng. Ở đâu đó, những con ngỗng bệ vệ kêu quang quác, còn những con gà tây thì vội vàng lắp bắp, cố sức kêu to hơn cả.

Lách qua đám đông, bà mẹ cầm tay dắt Gu-li-a.

Trên mặt đất và trên các quầy hàng đặt những lồng chim và chậu cá. Những con cá lớn lờ đờ bơi trong nước và những con cá vàng nhỏ, đuôi trong vắt, phất phới như bằng tua ren, nhanh nhẹn bơi lên, bơi xuống.

— Mẹ ơi, cái gì thế? — Gu-li-a thốt lên. — Chim nước à? Nhưng lúc đó, một người lạ mặt, lực lưỡng, mặc áo da ngắn, tiến lại gần Gu-li-a, gật đầu với mẹ cô bé và bế bổng Gu-li-a lên.

— Bây giờ bác sẽ chỉ cho cháu cái này, — ông ta nói với cô bé và bế cô đi đâu đấy.

Gu-li-a ngoái cổ nhìn mẹ. Cô bé nghĩ bụng thế nào mẹ cũng sẽ lấy cô lại từ tay “bác áo da” này, nhưng mẹ chỉ vẫy tay với cô:

— Gu-lênh-ca, không việc gì đâu, đừng sợ con ạ.

Gu-li-a có sợ tí nào đâu. Cô bé chỉ không thích ngồi trong tay một người lạ, không thân.

— Để cháu tự đi. Buông cháu ra, — Gu-li-a nói.

— Được rồi, được rồi, — ông ta đáp và bế cô bé đèn gần một cái lồng kính, rồi thả cô xuống đất.

Ở đấy, trong cỏ xanh rậm, có những sợi dây gì to và dài đang ngoằn ngoèo. Đó là những con rắn nước. Gu-li-a chẳng suy nghĩ lâu, nắm chặt một con và cố kéo.

— Ồ, cô bé này dũng cảm lắm! — Gu-li-a nghe tiếng nói của “bác áo da” trên đầu mình.

Bé Gu-li-a ba tuổi không ngờ rằng “bác áo da” dó là người quay phim và người ta vừa quay phim cô cho một bộ phim mới.

Trong những năm đó, trên quảng trường Tơ-rúp-nai-a, cứ đến ngày chủ nhật, người ta mua bán đủ loại súc vật. Những người chơi chim, cá và những con thú nhỏ lạ đến đây bao giờ cũng có thể chọn theo sở thích của mình nào là bạch yến hay hót, nào là chiền chiện, sáo sậu, nào là chó săn nòi con, nào là rùa và cả con vẹt từ ngoài nước mang về.

Những người quay phim đưa Gu-li-a đến quảng trường Tơ-rúp-nai-a, vì hôm đó họ quay bộ phim Con chó Ca-stăn-ca theo truyện ngắn của Sê-khốp. Trong phim ấy, con chó Ca-stăn-ca được đưa đến chợ Tơ-rúp-nai-a và lạc mất chủ nó trong đám đông người lớn và trẻ con.

Vài ngày sau, xưởng phim gửi cho Gu-li-a Cô-rô-li-ô-va món tiền công đầu tiên của cô: hai rúp.

Một rúp thì tiêu ngay hôm đó. Ở nhà tình cờ không có tiền, nên đồng rúp của Gu-li-a vừa vặn được dùng vào việc mua thuốc cho bản thân cô bé.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x