Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Cao Văn Lầu – Nhân Vật Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam của tác giả Nhiều Tác Giả mời bạn thưởng thức.

Chuyện chưa kể về bác Sáu Lầu

Ông Trần Văn Sớm, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, Ủy viên Trung ương Đảng, rất tự hào về quê hương, mảnh đất đã sinh ra những người con làm rạng rỡ cho quê hương và là một trong những cái nôi ca nhạc tài tử. Đặc biệt, Bạc Liêu là nơi sản sinh ra bản “Dạ cổ hoài lang”, bản nhạc đã trở thành bản vọng cổ nổi tiếng cho đến nay vẫn còn giữ vai trò trọng yếu trong nền nghệ thuật cải lương. Người sáng tác ra nó là cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Tên tuổi của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã đi vào lịch sử nhưng còn có một chuyện ít ai biết. Dưới đây là câu chuyên đặc biệt về ông Sáu Lầu do ông Trần Văn Sớm kể lại Đó là năm 1947, do nắm được một số quy luật hoạt động của ta, bọn Pháp thường tổ chức vây ráp, bắt cóc cán bộ. Nhiều cán bộ ưu tú của ta rơi vào tay giặc.

Trong số đó có đồng chí Phan Văn Nhờ (sau này trở thành anh hùng lực lượng vũ trang do hoàn thành xuất sắc công tác vận tải vũ khí dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh vào Nam); Trang Văn Tỷ trong BCH cộng hòa vệ binh (sau trở thành Mặt trận miền Tây Nam bộ thời chống Mỹ); Nguyễn Chánh Bình – cán bộ Mặt trận Việt Minh quận Giá Rai (sau phụ trách giao thông liên lạc Khu ủy khu 9); Lê Dĩ – Huyện đội Giá Rai (sau trở thành cán bộ tổ chức Khu ủy Nam bộ). Với vai trò Bí thư Tỉnh ủy, bác Hai Sớm canh cánh nỗi lo cho số phận của các đồng chí, đồng đội. Đang lúc ấy, bác nhận được lệnh dự Hội nghị quân chính Nam bộ ở chiến khu Đồng Tháp Mười.

Nhưng ngay sáng hôm sau, giặc càn, bác Hai Sớm chạy vô Gãi Cờ Đen, gặp nhà sư Nguyễn Thiện Chiếu, vị thượng tọa từng ở tù chung với bác ngoài Côn Đảo sau khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại. Cuộc hội ngộ bất ngờ giữa chiến khu Đồng Tháp Mười xiết bao mừng vui, cảm động.

Ngay sau đó, sư Thiện Chiếu trở nên đăm chiêu như có điều gì đó cân nhắc. Cuối cùng ông nói :

– Tôi có thằng em rể là Đỗ Quang Huê …

Bác Hai Sớm giật nẩy mình. Đỗ Quang Huê là Chánh án tỉnh Bạc Liêu. Một ý nghĩ vụt lóe sáng trong đầu vị Bí thư Tỉnh ủy:

– Ta có thể tranh thủ Huê được không?

– Để làm gì ?

– Tây bắt cả 10 cán bộ của ta. Tôi chưa biết làm cách nào giải thoát cho các đồng chí ấy…

Trầm ngâm một lúc, sư Thiện Chiếu nói :

– Có thể được …

Bác Hai Sớm mừng rỡ, nắm chặt cánh tay nhà sư:

– Được phải không, bằng cách nào ?!

Nhà sư chậm rãi nói:

Tôi biên cho chú Hai cái thơ. Chú tìm cách gửi cho Huê. Chú cứ thử xem …

Bác Hai Sớm cẩm thư nhưng vẫn hoang mang. Nếu thật sự Huê “nhớ” kháng chiến như lời sư Thiện Chiếu nói thì mọi việc có thể tốt đẹp. Còn như ngược

lại… thì kế hoạch này cũng không ít phiêu lưu. Rất may, khi bác Hai chia tay với Thượng tọa về Bạc Liêu dự họp Tỉnh đội thì gặp Cao Kiến Thiết – con trai bác Cao Văn Lầu – hiện đang là Tỉnh đội phó Tỉnh đội Bạc Liêu.

Bác Hai sớm bàn với Ban Chỉ huy Tỉnh đội về cách Thượng tọa Thích Thiện Chiếu vận động người em rể thả một số cán bộ của ta. Cao Kiến Thiết nhíu mày suy nghĩ rồi reo lên :

– Vậy thì thuận lợi lắm. Cha tôi đang dạy đàn cho Đỗ Quang Huê. Ta có thể…

Bác Hai Sớm nói luôn :

– Vậy tôi trao lá thư của sư Thiện Chiếu gửi Huê tìm cách thả số Việt Minh vừa bị Tây bắt. Chắc chắn là chúng phải đưa số cán bộ của ta ra tòa. Huê là Chánh án có thể quyển biến. Vậy anh trao lại lá thư cho bác Sáu Lầu, nhờ bác Sáu dò xem thái độ của Huê thực sự “nhớ” kháng chiến thì bác Sáu hãy đưa thư.

Còn ngược lại, thì tìm cách hủy lá thư đó.

Cao Kiến Thiết tỏ ra rất tự tin

– Anh yên tâm. Tôi tin là cha tôi biết cách…

Đêm ấy, tại nhà Đỗ Quang Huê, bác Sáu Lầu lắng nghe tiếng đàn của ngài Chánh án. Bài vọng cổ “Dạ cổ hoài lang” mà bác viết ra thấm trong từng mạch máu, chỉ cần sai một nhịp cũng đủ làm lòng bác quặn đau. Khi viết bài hát ấy, bác Sáu Lầu mới ở tuổi 28 nhưng những cơ cực ngang trái cuộc đời đã từng nếm trải. Mới tí tuổi đầu, cậu bé có tâm hồn đa cảm đã phải sớm lìa bỏ mảnh đất “cù lao Năm Thôn”, nơi chôn nhau cắt rốn tha phương cầu thực. Gia đình của bác phiêu bạt xuống tận Bạc Liêu khai phá. Ai nhiều thế lực trở thành điển chủ. Dân nghèo lại tiếp tục cuộc đời tá điển. Trong lòng cậu bé đã chớm nở những cảm xúc về thân phận con người. Rồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, rất nhiều thanh niên Việt Nam bị bắt lính, làm bia đỡ đạn xứ người. Sự tàn bạo của chiến tranh đã đem lại biết bao nỗi đau khổ cho những người vợ, người mẹ… Bao nỗi đau riêng và chung trộn lẫn, bác Sáu đã mượn tiếng đàn, bài hát nói lên nỗi lòng mình.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x