Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Cuốn Châu Á vận hành như thế nào? tập trung vào phân tích mức độ đúng sai của các chiến lược, chính sách kinh tế khác nhau giữa hai nhóm nước. Tác giả chỉ ra rằng thành công hay thất bại của một quốc gia tùy thuộc chủ yếu vào năng lực và hiệu quả chỉ đạo của người cầm quyền của mỗi quốc gia, một yếu tố hoàn toàn mang tính chất chủ động. Joe Studwell đúc kết lại có ba nhóm chính sách quan trọng nhất đã tạo ra khác biệt giữa thành công Đông Bắc Á và thất bại Đông Nam Á.

Trên tay bạn là quyển sách tôi vô cùng tâm đắc, dù không quen biết gì tác giả và cũng không may mắn được tham gia dịch thuật hay biên tập, nhưng đối với tôi, đây vẫn là quyển sách được viết ra dành cho mình. Bấy lâu nay, tôi đã mong đợi có một quyển sách nói về vai trò quan trọng và đặc biệt của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đặng có thể mở ra con đường đi lên hiện đại cho một đất nước có lợi thế nông nghiệp như tổ quốc ta. Rất mừng khi thấy những ý tưởng này được trình bày một cách rất hệ thống trong cuốn Châu Á vận hành như thế nào? của tác giả Joe Studwell.

Ngày nay, trong 196 nước trên thế giới đang chạy đua công nghiệp hóa, tùy theo tiêu chí phân loại khác nhau, chỉ có khoảng 30 – 40 quốc gia đã đạt tới đích phát triển. Những nước này phần lớn đã trải qua hàng trăm năm tích lũy tư bản tàn bạo gắn liền với bóc lột nô lệ da đen, khai thác thuộc địa, phá hoại môi trường và bần cùng hóa nông dân. Từ sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc năm 1945 đến nay, chỉ có vài nền kinh tế là có thể vươn từ “thế giới thứ Ba” lên “thế giới thứ Nhất”, đa số tập trung vào vùng Đông Bắc Á. Vì thế, thành công nổi bật của các mô hình này đã trở thành những gợi ý vô giá cho các nước đang phát triển về giải pháp tiến lên hiện đại.

Quyển sách này so sánh thành công của các nền kinh tế Đông Bắc Á diễn ra cùng giai đoạn với thất bại của các nước Đông Nam Á. Có hai nhóm quốc gia khác cũng nằm trong địa bàn châu Á nhưng không được đề cập đến là nhóm các nước bị coi là “không thể vượt lên trong cuộc chơi phát triển” như Triều Tiên, Lào, Campuchia, Myanmar và Papua New Guinea, chủ yếu do ít giao thương và tương tác với thế giới hay nhóm những lãnh thổ quá nhỏ và quá đặc thù về kinh tế như hai trung tâm tài chính xa bờ Hong Kong, Singapore, trung tâm cờ bạc Ma Cao và nước xuất khẩu dầu Brunei.

Trong quá trình phân tích, quyển sách này không nhấn mạnh đến những nhân tố vốn được coi là nguồn gốc thành công của các nền kinh tế mới trỗi dậy mà nhiều tài liệu khác công bố như vị trí địa lý, kết cấu dân số (tác giả cho rằng quy mô dân số ở độ tuổi lao động không quan trọng bằng cách huy động lực lượng lao động); yếu tố giáo dục (hệ thống giáo dục Đông Bắc Á gắn với doanh nghiệp và kỹ năng ứng dụng theo bài bản ở châu Âu, trong khi ở Đông Nam Á, đào tạo là việc của nhà trường và chú trọng các môn xã hội và khoa học thuần túy); thể chế dân chủ (phát triển thể chế, đề cao dân chủ và thượng tôn pháp luật được tác giả coi “là một phần của phát triển và không nên được xem là một động lực của phát triển”).

Cuốn Châu Á vận hành như thế nào? tập trung vào phân tích mức độ đúng sai của các chiến lược, chính sách kinh tế khác nhau giữa hai nhóm nước. Tác giả chỉ ra rằng thành công hay thất bại của một quốc gia tùy thuộc chủ yếu vào năng lực và hiệu quả chỉ đạo của người cầm quyền của mỗi quốc gia, một yếu tố hoàn toàn mang tính chất chủ động. Joe Studwell đúc kết lại có ba nhóm chính sách quan trọng nhất đã tạo ra khác biệt giữa thành công Đông Bắc Á và thất bại Đông Nam Á.

Thứ nhất, thúc đẩy tối đa sức sản xuất nông nghiệp, hướng vào phát triển kinh tế trang trại (hộ có quy mô lớn) sử dụng nhiều nhân công nhằm phát huy lợi thế của các nền kinh tế nông nghiệp và toàn dụng nguồn lao động sẵn có, tạo ngay ra thặng dư sản xuất ban đầu để kích cầu hàng hóa và dịch vụ.

Thứ hai, định hướng đầu tư và huy động doanh nghiệp vào việc tận dụng lực lượng lao động rút ra từ lĩnh vực nông nghiệp. Kết hợp hiệu quả nhất lao động phổ thông và máy móc để tạo giá trị mới cho công nghiệp. Để thúc đẩy công nghiệp hóa đúng hướng, chính sách hỗ trợ của chính phủ phải dựa vào hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thứ ba, hệ thống tài chính phải định hướng nguồn vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp và vào phát triển sản xuất. Đầu tư công phải thúc đẩy được các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng học tập công nghệ, nhắm đến thu lại lợi nhuận cao trong tương lai, chứ không hỗ trợ đem lại lợi nhuận ngắn hạn và thúc đẩy tiêu dùng cá nhân.

Mô hình tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Bắc Á hình thành trong bối cảnh cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, trên nền hoang tàn của chiến tranh, phải dựa vào sự ủng hộ chính trị của giai cấp nông dân và nền tảng kinh tế của ngành nông nghiệp. Bằng việc cải cách ruộng đất, chia đất nông nghiệp cho hộ gia đình, tổ chức lại nông dân và hỗ trợ họ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã phát triển nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn, lấy nó để xúc tác cho việc khởi động cả nền kinh tế. Tiếp theo đó là giai đoạn phát triển công nghiệp bằng chiến lược trợ cấp và bảo hộ cho các doanh nghiệp tư nhân, kết hợp thúc đẩy cạnh tranh và dùng “kỷ luật xuất khẩu”, buộc họ giành thị phần trên thế giới.

Hệ thống tài chính được huy động một cách nhất quán để phục vụ cho cả hai mục tiêu phát triển nông nghiệp ban đầu và thúc đẩy công nghiệp xuất khẩu về sau. thoạt tiên, chính phủ kiểm soát không để các ngân hàng rơi vào tay những doanh nghiệp tư nhân có lợi ích tách khỏi mục tiêu phát triển chung của quốc gia. Sau đó, chính phủ kiểm soát chặt nguồn vốn để chủ động điều chỉnh hướng đầu tư trong nước và quản lý các dòng vốn nước ngoài. Đặc biệt, nhà nước giám sát chặt dòng vốn quốc tế cho đến giai đoạn kinh tế đã phát triển mới nới lỏng dần.

Để trợ cấp cho nông nghiệp và công nghiệp xuất khẩu từ nguồn ngân sách, chính phủ áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn mức thị trường rất nhiều. Ngân hàng là kênh cho vay chính, còn đối tượng chính sách là các đơn vị sản xuất chịu áp dụng kỷ luật xuất khẩu. Phải trực tiếp sản xuất và xuất khẩu mới được hưởng hỗ trợ, hàng bán nội địa không được ưu đãi. Hiệu quả xuất khẩu gắn với mức khuyến khích. Trung Quốc hiện nay đang học hỏi khá thành công từ chiến lược tài chính này.

Khác với Đông Bắc Á, mô hình tăng trưởng của các quốc gia Đông Nam Á hình thành trong những điều kiện thuận lợi hơn, trong bối cảnh các nước nóng lòng đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Họ không chú trọng tái cấu trúc nông nghiệp với những cuộc cải cách ruộng đất nửa vời (hay áp dụng tập thể hóa máy móc như Việt Nam), phần lớn áp dụng chính sách lấy đi tài nguyên và nông sản giá rẻ từ nông nghiệp, nông thôn để hỗ trợ cho công nghiệp và đô thị.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x