Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Chiều Luxembourg của tác giả Trần Thị Hảo

Phần II

Cuối tháng 6 năm 1976, tôi về nước sau khi miền Nam được giải phóng hơn một năm. Được gặp lại người mẹ, người chị gái thương yêu, gặp lại Nam của tôi và bạn bè, họ hàng, làng xóm trong niềm vui chung của cả nước, tôi vô cùng hạnh phúc.

Mẹ tôi làm một bữa cơm cúng vong linh của bố tôi và cũng là mừng ngày sum họp của gia đình. Mẹ tôi càng ngày càng tỏ ra quý Nam không phải qua lời anh ấy nói vì Nam rất ít nói, mà chủ yếu qua những việc anh ấy thể hiện.

Niềm vui sướng, hân hoan thể hiện rõ trên khuôn mặt mẹ tôi và mẹ tôi đã không ngần ngại gọi Nam bằng “con”. Nam cũng vậy, không những xưng với mẹ tôi là “con” mà còn gọi mẹ tôi là “mẹ”.

Ban đầu còn hơi lúng túng nhưng rồi quen dần. Tôi có cảm tưởng như tính nết Nam còn hợp với mẹ tôi hơn tôi. Lòng tôi ngập tràn hạnh phúc.

Mấy tháng sau khi được nghỉ ngơi cùng mẹ và gia đình chị gái, tôi được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (sau này nhập với Bộ Giáo dục và goiij là Bộ Giáo dục và Đào tạo) gọi nhận việc và được phân về giảng dạy tiếng Pháp cho một trường đại học ở Hà Nội.

Được gia đình hai bên đồng lòng ủng hộ, chúng tôi tổ chức lễ cưới trong niềm hạnh phúc khôn xiết của chính mình, trong niềm vui vô bờ bến của hai gia đình và bè bạn. Ngày đó sẽ mãi còn trong ký ức của tôi.

Đó là ngày 25 tháng 12 năm 1977. Một đám cưới giản dị nhưng không kém phần long trọng, được tổ chức tại trường đại học nơi tôi dạy học.

Gia đình Nam và gia đình tôi cùng lên Hà Nội, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị em đồng nghiệp nơi chúng tôi công tác và bạn bè của chúng tôi. Tôi còn nhớ đến ngày cưới rồi mà chẳng có và cũng chẳng biết mượn ai một chiếc áo dài.

Cuối cùng thật may mắn trong số bạn của Nam có vợ anh Lương là phát thanh viên Đài vô tuyến truyền hình và chị ấy đã đồng ý cho tôi mượn chiếc áo màu hồng nhạt, cổ có gắn một cái nơ nhhor, ánh đen trắng, trông rất đẹp.

Tôi mặc vừa như in. Màu áo như tôn thêm làn da trắng hồng của tôi. Bạn bè khen và hài lòng lắm. Còn Nam, vì công việc của anh đòi hỏi phải sắm áo quần com-plê nên lúc cưới đã không bị gay cấn mấy.

Hồi đó, chúng tôi có mấy ai tổ chức tiệc mặn đâu nhưng lo cho đủ thuốc lá, bánh kẹo, hạt bí, hạt dưa cho một tiệc cưới ngọt cũng bở hơi tai.

Tôi về nước đến hơn một năm sau chúng tôi mới dám nghĩ đến đám cưới cũng bởi vì phần thì vừa mới làm quen công việc, chúng tôi phải tập trung hết tâm lực, phần thì phải chờ đợi tieu chuẩn thuốc lá, bánh kẹo phân phối hàng tháng mới có thể có đủ số lượng.

Tuy nhiên, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng nhường tiêu chuẩn của họ cho chúng tôi nên cuối cùng đâu cũng vào đấy. Tôi thì không thay đổi mấy về hình thức, sức khỏe kể từ khi về nước nhưng Nam thì khác hẳn.

Cho đến ngày cưới trông anh gầy gò đến thảm hại. Mặt anh hốc hác. Anh phải lo quá nhiều cho đam cưới mặc dầu gia đình tôi chẳng đòi hỏi gì cả và gia đình anh ngày đó cũng có biết vàng là gì đâu. Nhiều lúc sau khi cưới, tôi cứ vóe mũi anh nói đùa:

-Số anh là may đấy nhé, gia đình em “cho không” em anh đấy!

-Vậy mà những lúc đó, anh cũng hóm hỉnh đùa lại tôi:

-Chẳng qua là gia đình em sợ để “quả bom nổ chậm” trong nhà nên phải đẩy vội đi đó mà thôi!

Hồi đó, chúng tôi cũng có anh bạn mang máy ảnh đến chụp hộ ảnh cưới làm kỷ niệm, nhưng toàn là ảnh trắng đen. Các bạn bè, đồng nghiệp đến dự tiệc cưới cũng ăn mặc giản dị. Cái thời bao cấp lấy đâu ra mà mua sắm! Cái gì cũng phải chờ tiêu chuẩn.

Nhưng có thứ tiêu chuẩn mua được rồi mang về xếp xó vì có khi cũng chẳng dùng đến. từ gạo đến dầu, từ mắm, muối cho đến thuốc lá, từ cân đường, sợi chỉ cho đến chiếc lốp xe đạp… tất tần tật đều phải xếp hàng mua.

Có những lúc phải dậy từ bốn, năm giờ sáng để xếp hàng mua một vài cân cá trích bé bằng ngón tay hay vài bìa đậu phụ, vậy mà khi đến lượt có khi hàng lại hết.

Những dịp tết Nguyên đán thì cứ phải mất đến lắm thời gian mới có thể mua được túi hàng Tết, trong đó có vài lạng đậu xanh, một miếng bóng, một tệp bánh đa nem, một gói chè, một gói thuốc lá, một gói kẹo, một gói bánh quy và khoảng một phần tư lạng mỳ chính…

Đúng là “một thời để nhớ”!

Sau lễ cưới, tôi được nhà trường phân cho một gian nhà lá khoảng 10 mét vuông trong khu tập thể của trường. Cũng như tình trạng của những người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng vào những năm đó, cuộc sống của chúng tôi còn nhiều khó khăn.

Từ Liên Xô về, ngoài số sách ngoại ngữ cần thiết cho công việc, học hành, chúng tôi chỉ mang về được thêm chiếc bàn là, chiếc đài và hai chiếc xe đạp. Hàng ngày, Nam phải đạp xe từ khu tập thể trường tôi ở ngoại thành vào trung tâm Hà Nội để làm việc.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x