
Chim Việt Nam Tập 2 – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Chim Việt Nam Tập 2 của tác giả Gs.ts Võ Quý mời bạn thưởng thức.
ĐẶC ĐIỀM NGOÀI
Bộ Sẽ gồm những loài chim có cỡ trung bình và cỡ nhỏ. Loài chim thuộc – bộ Sẽ có cỡ lớn nhất là quạ, nặng 1.100 đến 1.600 gam, còn các loài bé nhất là chim sâu, chim hút mật chỉ nặng khoảng 4-5 gam.
Cơ thể của các loài chim thuộc bộ Sẽ thường chắc. Mô của chúng có nhiều loại hình dạng khác nhau nhưng phần lớn có mỏ thẳng hay hơi cong với kích thước trung bình. Tuy nhiêu trong bộ Sẻ cũng có một số ít loài có mỏ dị dạng như một số loài chim thuộc phân họ Khướu, có mỏ mảnh, cong và dài hơi quá khờ hay các loài thuộc họ Mô rộng có mô ngăn, dày và rộng. Bao sừng của mô liền thành một khối. Giỏ và ngón chân thường có kích thước trung bình, với số ngón chân là 4 (3 ngón hướng về phía trước và 1 ngón hướng về sau) và tất cả 4 ngón đều nằm trên một mặt phẳng. Mông ngón chân thường cong. Bộ lông có thể chắc hay xốp, nhưng phần lớn có bộ lông chắc, với nhiều màu sắc khác nhau, trong đó có một số loài có màu rất sặc sỡ, nhất là những loài sống ở các rừng nhiệt đới và á nhiệt đới. Số lông cánh sơ cấp 9-11, lông cánh sơ cấp thứ nhất thường bé. Số lông cánh thứ cấp 9. Số lông đuôi thường là 12, rất ít loài có số lông đuôi nhiều hơn (đến 16) hay ít hơn (đến 6).
– Tất cả các loài đều có tuyến phao câu trần (không có lông mọc trên tuyến phao câu).
Chim đực, chim cái và chim non có thể khác nhau nhưng mức độ khác nhau ít hay nhiều là tùy loài. Ở một số loài, chim đực và chim cái khác nhau về kích thước, chim đực thường có cỡ hơi lớn hơn. Ở một số loài khác, sự khác nhau thề hiện ở màu sắc của bộ lông chim đực có bộ lông màu sặc sở hơn, tươi hơn còn chia cái thường có màu xin hay nhạt hơn. Bộ lông của chim non thường có màu giống bộ lông của chim cái hay có thêm đốm hoặc vân.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Đời sống của các loài chim thuộc bộ Sẽ liên quan trực tiếp với cây và cây bại. Một số loài như chim trèo cây, chim sâu, vành khuyên, hút mật, vàng anh, bạc má…, hầu như không bao giờ rời khỏi cây. Tuy nhiên trong bộ Sẽ cũng có một số ít loài là những loài chim ở đất thực thụ, chúng kiếm ăn ở mặt đất, nghĩ ngơi ở mặt đất và làm tờ cũng ở mặt đất như chim đuôi cụt, sơn ca, chim manh, hort. Ngoài ra còn có một số loài sống ở gần bờ nước như chim lội sυδί chích chòe nước, v.v…
Nhiều loài chim thuộc bộ Sẽ di chuyển rất dễ dàng trên mặt đất: một số ít loài bước từng bước một, chân này rồi chân kia như quạ, ác là, sáo, chim cụt, sơn ca, nhưng đa số nhảy bằng hai chân cùng một lúc. Hầu hết các loài di chuyền trên các cành cây một cách nhẹ nhàng. Nhiều loài chim thuộc bộ Sẽ bay giỏi, trong đó có một số loài được xếp vào những loài hay giỏi nhất của lớp chim như nhạn, hút mật. Tuy có cổ nhỏ nhưng nhiều loài chim thuộc bộ Sẻ đã hay được những quãng đường di cư dài hàng chục nghìn kilomet.
Hầu hết các loài chim Sẻ đơn thê. Chim non mới nở thuộc loại chim non yếu: mắt chưa mở, da trăn hay chỉ phủ ít lông tơ vì thế mà chúng phải sống một thời gian khá dài trong từ với sự chăm sóc của chim bố mẹ cho đến lúc mọc đủ lông và bay được mới rời khỏi tờ.
Đặc điềm sinh học đáng chú ý của bộ Sẻ là tờ của chúng được xây dựng rất cần thận và hầu hết các loài, ít nhiều đều có tập tính bảo vệ vùng làm từ. Thường thì hàng năm chim trở về chỗ làm từ cũ của mình đề xây dựng từ mới. Chọn chỗ làm tờ và bảo vệ vùng làm từ là công việc của chim đực và cũng vì lẽ đó mà chúng thường trở về vùng làm từ sớm hơn chim cái.
Mỗi họ chim Sẽ và thậm chí mỗi loài chim. Sẽ có những đặc điểm riêng về nơi làm tờ, về hình dạng tờ và về vật liệu làm tờ. Thông thường thì cả hai chim đực và cái cùng tham gia làm tổ, nhưng công việc tìm nguyên vật liệu chủ yếu là do chim đực đảm nhiệm, còn công việc thi công bện tổ chủ yếu là của chim cái. Trứng thường bé và có màu sắc khác nhau. Ở những loài làm tờ trong các hốc cây, hốc đất hay tờ kín (có mái che) thì trứng có màu sáng, như trắng, hồng, xanh nhạt và không có đốm.
Còn trừng của các loài chim làm tồ hở thì vỏ trứng có đốm, trông lẫn với nền đồ. Vỏ trứng khá mỏng và điều đó chắc rằng có liên quan đến việc làm từ phức tạp của các loài chim thuộc bộ Sẽ. Mỗi lứa chim đẻ 3 – 6 trứng nhưng cũng có loài đẻ đến 16 trứng (bạc má) hoặc chỉ đẻ 1 trứng (một vài loài ở châu Úc). Nhiều loài đẻ 2 – 3 lứa một năm, chủ yếu là các loài sống ở vùng nhiệt đới vì ở đây thời gian trong năm thuận lợi cho việc ấp trứng và nuôi chim non dài hơn ở các vùng ôn đới và hàn đới.
Ở hầu hết các loài, trong một lứa đẻ, mỗi trứng được đẻ cách nhau 20 – 24 giờ, chỉ riêng nhóm quạ là trứng để cách nhau 1-2 ngày. Đa số các loài bắt đầu ấp trứng sau khi đã xong lứa đẻ, rất ít loài ấp tìừ giữa lứa đẻ hay ấp ngay từ trứng thứ nhất. Trọng lượng trứng so với cơ thề chim cũng khác nhau tùy loài: thường thì các loài chim cỡ lớn đẻ trứng hé: trứng quạ nặng khoảng 2- 2,2% trọng hượng cơ thể, còn chim bé lại đẻ trứng lớn, trứng chim chích chiếm 14-17% trọng lượng cơ thể.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.