Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Chữa Bệnh Bằng Cây Lá Quanh Nhà của tác giả Nhiều Tác Giả mời bạn thưởng thức.

TỎI

Công dụng:

Tỏi được trồng lấy củ, tỏi là thứ gia vị rất cần thiết trong mọi gia đình.

– Tỏi có vị cay, hôi, tính ấm, có tác dụng: Giải độc, hạ khí, tiêu đờm, trừ giun, lưu thông khí huyết, dùng 12 – 20g.

Chữa sốt truyền nhiễm, cám cúm, nhức đầu, gai rét dùng: Tỏi giã vắt lấy nước cốt 10ml uống. Ngoài ra còn dùng tỏi giã nhỏ bọc bông nút mũi để chống lây.

Chữa hoắc loạn (dịch tả) dùng: Tỏi 100g sắc với 300ml nước lấy 1/3 cho uống (Nam dược thần hiệu).

– Chữa đơn sưng, mụn nở: Giã tỏi trộn với ít dầu vừng mà đắp, bôi.

– Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông: Giã tỏi rịt vào rốn (cách ly bằng lá nốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy tỏi giã giập bọc bông lại nhét vào hậu môn (Nam dược thần hiệu).

– Chữa lỵ trực trùng hay lỵ amip dùng: Tỏi 10g giã nhỏ, ngâm vào 100ml nước nguội trong 2 giờ lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại độ 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần, đồng thời ăn mỗi ngày 6g tỏi sống (chia làm 3 lần). Điều trị 5 – 7 ngày thì kết quả.

– Chữa trùng roi, âm đạo lở ngứa: Dùng tỏi 100g giã nhỏ, ngâm vào trong 2 lít nước mà rửa và thụt vào âm đạo.

Trị giun kim, giun móc: Thường xuyên ăn tỏi sống và dùng nước tỏi 5% thụt vào hậu môn.

TỎI LÀO

Công dụng:

Tỏi lào vị cay đắng, mùi hơi hắc, tính bình, có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm mỗi lần dùng 3 – 6g.

Chữa mụn nhọ sưng tấy: Tỏi lào 4g, Bông trang, Đơn tướng quân, Bồ công anh, Sài đất mỗi vị 16g sắc uống hàng ngày đến khi khỏi bệnh.

Rượu bổ huyết trị tê thấp: Sâm đại hành, Bồ cốt toái, Đương quy, Bạch chỉ, Cẩu tích, Độc hoại mỗi vị 50g, ngâm với 2 lít rượu, uống dần.

Chữa viêm họng, viêm phổi, sưng amiđan, dùng Tỏi lào 3g, vỏ Rễ dâu, Cỏ nhọ nổi, Sài đất, Bách bộ, Mạch môn mỗi vị 12g sắc uống.

* Lưu ý:

Tỏi lào có tính hành khí, phát tán, tiêu sưng, dễ gây dị ứng, đối với người có máu nóng lở ngứa cấm dùng.

MỌC NHĨ

Công dụng:

Có vị ngọt, tính bình, không có độc.

Có tác dụng: Mát huyết, cầm máu, đi lỵ ra máu, trĩ, bổ ngũ tạng, hành khí, đẩy khí độc ra ngoài cơ thể.

Chữa lỵ ra máu: Dùng 20g nấm mèo sao tán bột uống làm 3 lần/ngày.

Chữa bệnh trĩ lâu ngày: Nấm mèo ăn thường xuyên sẽ khỏi.

Chữa đau răng: Dùng nấm mèo và canh giới, lượng bằng nhau sắc lấy nước ngậm và súc miệng.

– Chữa tự nhiên đau vùng tìm: Dùng nấm mèo đốt tồn tính, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g.

– Trị ỉa chảy lâu ngày không khỏi: Dùng 5g nấm mèo khô, Cao sừng hươu 5g, cả hai tán bột trộn đều, uống với rượu ấm ngày hai lần, mỗi lần 10g.

– Trị tự nhiên nước mắt chảy liên tục: Dùng nấm mèo 50g đốt tồn tính, Mộc tặc 50g sao khô, nghiền thành bột, trộn đều. Ngày dùng 6g hoà nước vo gạo đun lên uống.

Chữa sau đẻ đau bụng ra máu: Dùng 20g nấm mèo sao lên tán nhỏ uống với rượu.

* Lưu ý:

Những người thể hư lâu không nên dùng.

CÂY TRÂM MÈO

Bộ phận dùng cả cây hoặc lá..

Cây Trâm mèo có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, tiêu viêm, giải độc, tán uất, cầm máu.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá trâm mèo được dùng trong các trường hợp sau:

Chữa chàm má, chốc đầu: Dùng lá trâm mèo phơi khô, đốt thành than, tán mịn, trộn với dầu lạc. Bôi nhiều lần trong 1 ngày.

Chữa cầm máu: Dùng lá trâm mèo tươi rửa sạch, giã nát với gừng sống, đắp lên vết thương đang chảy máu.

Chữa ho ra máu: Dùng lá trâm mèo 50g, lá trầu không 30g, rau răm 20g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát cho thêm ít nước vắt lấy nước uống.

Chữa gãy xương: Dùng lá trâm mèo, lá dâu tằm, lá địa liền, ngọn cây mía mỗi vị 50g. Dùng tươi, giã nát, gói vào vải xô, hơ nóng đắp bó.

Gây sẩy thai, hạn chế sinh đẻ: Dùng lá trâm mèo 200g, rửa sạch, lá ké hoa đào 20g, nụ áo hoa tím 20g, dây tơ hồng 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml uống 2 lần trong ngày.

* Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng.

CHÀM

Công dụng:

Cây chàm được một số nơi trồng nhiều.

Chàm có vị đắng, ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẫn ngứa, cầm máu (Tuệ Tĩnh).

– Chữa uống thuốc quá liều lượng mà ngộ độc, gây buồn nôn nguy cấp: Dùng lá chàm giã nhỏ, chế nước nguội, vắt lấy nước uống vài bát (kinh nghiệm).

Chữa chảy máu mũi: Dùng bột chậm, bổ hòn, sao tán bằng nhau, uống mỗi lần 4g.

CÂY CỨT LỢN

(BÔNG ỔI)

Công dụng:

Cây cứt lợn thường mọc hoang rất nhiều.

Rễ cây Bông ổi (cứt lợn) có vị ngọt đắng, tính lạnh, có tác dụng hạ nhiệt. Lá cây tính mát có tác dụng tiêu sưng, chữa ngứa gãi. Hoa có vị ngọt nhạt tính mát có tác dụng cầm máu.

Chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt hè thu sốt cao, sưng quai bị, dùng 30g – 60g sắc uống.

Chữa đái tháo đường, sắc cây khô (cả hoa, cành, lá) 40g uống thay nước hàng ngày hoặc ăn bột củ mài hay củ súng hay bột củ đưa trời (thiên hoa phấn) mỗi ngày 10g.

– Chữa phối kết hạch, ho ra máu, dùng hoa bông ổi 15 – 20g sắc uống.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x