
Chuỗi Người Đi Trong Đầm Lầy – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
BẢNG CHỮ CÁI
Ngô Tự Lập
Có lẽ tôi đã ngủ rất lâu trước khi bị lay dậy một cách dữ dội. Tôi cố nằm thêm, mặc dù đó không phải là thói quen của một người lính cũ. Thường thì tôi bật dậy ngay. Trước khi tôi vào lính, cha tôi, một đại tá từng trải ba cuộc chiến tranh, chỉ dặn mỗi một câu: “Hãy chồm dậy ngay tiếng còi báo động đầu tiên!”. Lời dạy của ông, tôi làm theo trong suốt thời gian tại ngũ và cả khi giải ngũ. Nhưng có những lúc ta không làm chủ được mình. Tôi thấy mình đau ê ẩm và phải một lúc khá lâu sau tôi mới chậm chạp mở mắt. Đột nhiên tôi linh cảm thấy điều gì đó :
– Ai?
Một người đàn ông ngồi yên trên ghế từ bao giờ, ung dung như ông ta vẫn ngồi yên như thế đã lâu lắm, trên chiếc ghế đẩu đã tróc sơn mà ngày trước cha tôi vẫn ngồi khi đàm đạo với tôi. Tay ông ta thu thu vật gì đó màu xám trên đầu gối. Tiếng quát thất thanh của tôi cũng hoàn toàn không làm ông ta bối rối.
– Thế nào, tỉnh chưa? Xin lỗi vì đã đánh thức anh.
– Không, không có gì. – Tôi nói theo thói quen, mặc dù trong bụng vừa bực bội vừa đầy nghi ngại.
Ai nhỉ? Tôi tự hỏi và lúc đó mới nhận ra rằng mình đang ở trong thư viện. Tôi muốn nói đến cái thư viện cá nhân trên tầng xép với rất nhiều sách quý cha tôi để lại và tôi đã bỏ ra cả tháng trời để kiểm kê, sắp xếp. “Đó là cái thư viện trật tự và chuyên nghiệp nhất Hà Nội”, tôi vẫn hãnh diện tuyên bố với bạn bè như thế. Thú thực, đôi lúc tôi cũng nói vống số lượng của nó lên với một niềm tin ngây thơ rằng con số sẽ chứng minh cho sự uyên bác của chủ nhân.
Thực ra ông ta vào nhà tôi không phải là điều khó khăn. Nhà tôi luôn mở cửa và cũng không có hàng rào. Tôi căm ghét các loại hàng rào. Tôi từng sống với người Ducơmi và tôi đem về đây quan niệm sống cao thượng của họ. Trong ngôn ngữ của họ không có từ hàng rào. “Nhà tôi nhỏ nhưng không có hàng rào. Bạn hãy đến, rồi hãy đi, như gió”. Tôi có câu thơ như thế. Hành lang giữa nhà nằm theo hướng Đông Tây, trừ một khoảng thời gian ngắn ngủi giữa trưa, ánh nắng có thể rọi vào chói lọi.
Ai nhỉ? Tôi lại tự hỏi và kín đáo liếc nhìn ông già trong lúc ra kéo rèm cửa sổ. Mặt ông ta rất dài, gầy, tóc thưa thớt, râu bạc trắng, mệt mỏi nhưng chẳng có vẻ gì là độc ác. Bộ pijama đã cũ, ố vàng, trông như may bằng những mảnh giấy xé ra từ một cuốn sách cũ. Không gian hoàn toàn im ắng, bên ngoài trời tối đen như mực. Tôi ngước nhìn đồng hồ, nhưng nó đã chết từ bao giờ chẳng rõ. Tôi quay lại, chưa kịp hỏi thì ông già đã nói:- Anh mời tôi đến nói chuyện về bản thảo cuốn từ điển Việt-Bồ-La…
Ông ta nói và chìa cái gói trên đầu gối. Thì ra đó là tập bản thảo. Ông lật trang bìa, lấy ra một lá thư. Cả nét chữ lẫn chữ ký đúng là của tôi, nhưng tôi không sao đọc nổi. Sao mình lại viết một cái giấy mời cẩu thả đến thế này nhỉ? Tôi cảm thấy ngượng ngùng. Mình đã gửi thư này từ bao giờ? Và quyển từ điển Việt-Bồ-La nào? Một ý nghĩ hài hước thoáng trong đầu: “Chẳng lẽ ông ta là Alexandre de Rodes?”. Nhưng tôi trấn tĩnh được ngay.
– À, cháu nhớ rồi. – Tôi nói dối. – Xin lỗi, cháu đang ngái ngủ. Bác uống trà nhé…
Tôi pha trà thật nhẩn nha, cố kéo dài thời gian. Ông già nói:
– Nhưng xin lỗi anh, hôm nay tôi muốn bàn chuyện khác, tuy cũng ít nhiều liên quan đến cuốn từ điển. Anh cho phép chứ? Tôi xin trình bày ngắn gọn…
– Vâng, xin mời bác.
– Thế này, liệu chúng ta có thể bỏ trật tự hiện nay của bảng chữ cái đi không?
– …?
– Anh biết rõ đấy, có rất nhiều điều tai hại, hay thậm chí nhiều tai họa, chỉ vì bảng chữ cái bắt đầu bằng chữ A.
– Cái gì? Thay đổi trật tự bảng chữ cái?
– Đúng thế.
– Nhưng bác đang làm từ điển cơ mà?
– Từ điển có bắt buộc phải bắt đầu từ chữ A hay không? Và, từ điển chỉ là chuyện nhỏ…
– Chắc bác muốn nói đến chuyện tranh cãi về chữ E trong sách “Tiếng Việt” lớp 1 chứ gì? – Tôi cắt lời – Thú thật với bác, cháu ớn đến tận cổ chuyện chữ E chữ A ấy rồi.
Tôi đứng phắt dậy xổ ra một tràng đầy phẫn uất:
– Các ông bà tham gia cuộc tranh cãi ấy hoàn toàn nhầm lẫn giữa trật tự của bảng chữ cái với việc dạy chữ nào trước. Dạy chữ E, D hay X trước thì có ảnh hưởng gì đến bảng chữ cái nào.
– Anh không hiểu ý tôi. Chính tôi cũng ớn đến cổ cuộc cãi vã đó. Tôi muốn kiến nghị việc khác hẳn. Tôi muốn thay đổi trật tự bảng chữ cái. Nói đúng hơn, tôi muốn có một bảng chữ cái dân chủ hơn.
Tôi hoàn toàn không hiểu ông ta nói gì.
– Thế này nhé, – Ông ta nói. – Nếu trong một đất nước mà anh làm vua cứ làm vua mãi, anh đi cày cứ đi cày mãi, thì có thể gọi là dân chủ được hay không?
– Xin lỗi, cháu không muốn nói chuyện chính trị.
– Không, đây không phải là chuyện chính trị. Đây là vấn đề dân chủ của các con chữ.
– Lại còn vấn đề đó nữa.
– Chứ sao. Tại sao chúng ta cứ phải trói buộc sự vật vào một trật tự nào đó? Tại sao…
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.