Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Chuyện Vui Với Chưởng Môn Người Làng Hà Thượng của tác giả Phan Bá Thụy Dương mời bạn thưởng thức.

Đầu tháng 5/2005 tôi nổi máu giang hồ vặt, “thoát ly” gia đình chạy qua miền Bắc Cali với ‎ý định trực tiếp cải tiến, mở rộng tờ tạp chí để anh em cũ, nhất là những bằng hữu còn kẹt lại trong nước có chỗ trở lại sinh hoạt sau một thời gian dài bị chế độ Cộng sản gạt ra ngoài lề hoặc họ không muốn uốn cong ngòi bút để cộng tác với một cơ chế kềm kẹp, tồi tệ, gian trá… Tại nơi lưu cư mới này tôi và tiên sinh đã hầu như hằng ngày gặp nhau để thù tạc, hàn huyên chuyện xưa, người và việc cũ. Lúc này dường như tiên sinh vui vẻ hơn, làm thơ nhiều hơn và thường giao cho tôi để nhờ đánh máy, phổ biến nếu cần hay có người yêu cầu. Đôi khi vừa làm được bài thơ đắc ‎ý nào tiên sinh đều đọc cho tôi nghe, ngay cả lúc đã vào đêm khuya hay khi trời chưa kịp sáng.

Như đã nói ở trên tiên sinh là người có tài nhả ngọc phun châu và làm thơ rất nhanh. Sáng ngày 01-09-2006 trong lúc tôi, tiên sinh đang uống trà đàm đạo cùng anh Vũ Đức Nghiêm thì được tin anh Hoàng Anh Tuấn vừa từ trần. Tiên sinh buồn bã cất tiếng than và lập tức viết ngay bài thơ Khóc Hoàng Anh Tuấn. Bài này, ngày hôm sau tôi đã trao cho Phạm Hùng -em trai của anh Phạm Huấn- để Ban Tổ Chức đọc truy điệu trong ngày chúng tôi dự tang lể Hoàng thi sĩ tại một nghĩa trang trên San José.

Cho đến nay tiên sinh đã làm cả chục ngàn bài thơ đủ thể loại, nhưng phần lớn là thất ngôn. Qua loại Đường thi này tiên sinh quả là người có tâm linh sâu sắc, là bậc thượng thừa trong việc vận dụng bút pháp, thi thanh, âm điệu và hình ảnh… Về những bài thơ dịch thì cũng đã thể hiện đầy đủ các yếu tố: hiệp thời, hiệp ý và hiệp thể khó có người sánh kịp.

Tuy làm thơ nhiều nhưng có điều tiên sinh thường trao tặng cho các thân hữu, ít khi lưu trữ và chưa hề tự xuất bản các tác phẩm của mình. Tôi còn nhớ trước 75, có một năm, khi tờ báo Sống sắp thực hiện số báo Tết, nhà văn Chu Tử đã hỏi xin tiên sinh một bài thơ Xuân và đã trả cho Hà tiên sinh ba chục ngàn đồng. Nên nhớ báo chí thời bấy giờ rất hiếm khi có tờ chịu trả tiền nhuận bút cho thơ. Nếu có thì cũng chỉ trả tượng trưng một vài ngàn cho các thi sĩ thành danh, cộng tác thường trực hoặc thân quen.

Đây có thể được coi là một trường hợp hi hữu dành cho một tác phẩm thi ca. Chính vì vậy mà từ ngày về tạm trú tại quận Cam, giúp cung cấp bài cho vài tờ báo Xuân ở đây, riêng bài của Hà tiên sinh tôi luôn yêu cầu các vị chủ báo trả tiền nhuận bút cho thơ, câu đối Tết… của cụ cao gấp năm ba lần số tiền trả cho các người khác.

Hơn 3 năm trước cô Huệ Thu một người mến mộ cụ Hà ở San José đã gom góp một số thi phẩm của tiên sinh để ấn hành một tập thơ với số lượng rất hạn chế để phổ biến trong giới thân hữu giữ làm kỷ niệm, thưởng ngoạn.

Sau gần 2 năm tạm trú trên vùng thung lũng hoa vàng đó tôi lại nổi máu phiêu lưu nên đã di chuyển xuống Westminster. Tuy vậy, cứ năm ba tháng tôi lại chạy lên thăm viếng cụ cùng các niên trưởng, anh em thân hữu. Trong lần gặp mặt mới đây, khi vui vẻ hàn huyên, tôi đã cho tiên sinh hay về việc nhiều độc giả và thi hữu đã ca ngợi bài thơ Ngông của tiên sinh sau khi tôi cho phổ biến trên các trang thơ do tôi phụ trách. Nhân dịp tôi đã tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ bất hủ này. Với tôi, đây là một đọan trích trong những cuộc hội thoại vui, hứng thú đáng ghi nhớ:

– Thưa tiên sinh, trong những bài thơ của tiên sinh mà tôi có trong tay, phải công nhận Ngông là một bài thơ đặc sắc, tuyệt hay. Xin tiên sinh cho biết tiên sinh đã sáng tác thi phẩm này lúc nào? Có phải là sau khi tiên sinh được giải ngủ và rời cương vị chủ nhiệm, chưởng môn tờ Tiền Tuyến?

– Anh cũng đã hiểu lầm như nhiều người khác. Tôi làm bài thơ này lúc còn trẻ sau khi ly khai, từ bỏ “kháng chiến” về Hà Nội. Lúc ấy tôi mới hơn 23 tuổi thì phải. Người ta bảo lảo lai tài tận thật không sai. Trí tuệ bây giờ đã bị lảo hóa nên chuyện xa xưa tôi không còn nhớ chính xác lắm về chi tiết.

– Nghiã là đã làm trước khi tiên sinh di cư vào Nam. Theo cặp kết ở cuối bài: “Buông câu xốc áo quay nhìn vợ, Trời đã chiều chưa, ta đã say?” thì chẳng lẽ lúc ấy phu nhân đang “kè kè” bên tiên sinh sao?

– Đâu có, khi ấy tôi làm gì đã có vợ. Giá có, chưa chắc “ẻn” chịu theo tôi đi vào nơi hoang vắng, quạnh hiu để tiêu khiển, lo công việc phục dịch trà dư tửu hậu cho chồng. Anh nghĩ xem, trong hoàn cảnh cá nhân còn nhiều khó khăn, xã hội đang nhiễu nhương như vậy tôi làm gì yên tâm để toan tính việc “ca bài hôn phối”.

– Thì ra là sản phẩm của giả tưởng, hư cấu. Thưa, có phải tiên sinh muốn ngụ ‎ý: “Tôi về nhà cửa sương thâu. Bước đi mà chẳng thấy đâu con đường”

Trong hoàn cảnh phiêu linh thế đó sao tiên sinh có thể an định tâm trí để nhàn nhả đi câu và dệt nên những vần thơ hào khí, cuồng ngông tuyệt vời như vậy?

– Cũng hư cấu luôn.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x