Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Chuyện Xưa Cầu Cá của tác giả Việt Hải mời bạn thưởng thức.

Thùy Dung chăm chú nhìn tôi mà nàng trông xao xuyến trong nét xinh xắn của lứa tuổi vừa lớn. Ngày xưa tôi quen với chị nàng, nàng còn bé lắm. Chị nàng xuất dương du học có người khác rồi quên tôi. Tôi thất tình chị nàng một thời gian dài. Có những chiều lúc trước 75, tôi vác đàn ra trước hiên nhà ca như đi trên dòng sông Tương, mà lòng tưởng nhớ đến người yêu cũ. Có lẽ vì thấy tôi chung thủy với chị nàng nên nàng thương tôi chăng ? Dù sao có Thùy Dung đã lấp cái khoảng trống hư không trong tâm hồn tôi, nàng cho tôi quên bớt đời sống cô đơn này, nhất là hoàn cảnh của xã hội mới xung quanh tôi. Nàng cho tôi hình ảnh của chị nàng. Nàng giống chị nàng trong gương mặt, đôi mắt, làn tóc và nụ cười. Tôi nhủ thầm đó là tất cả những gì tôi cần nàng trong tim tôi.

Đời sống ở quận lỵ nhỏ rất dễ thương vì mọi người như quen biết nhau, thân nhau, tình cảm đậm đà hơn, không như ở đô thị lớn vốn đông đúc, xô bồ. Nhóm bạn chúng tôi vài đứa lui tới trao đổi tin tức thân nhân nước ngoài mà mơ ước có dịp vượt biên tìm tự do. Một hôm anh Sơn, người anh bà con tôi câu được mấy con cá lóc, anh cho nướng cá bao đất sét. Món cá lóc nướng cuốn bánh tráng vẫn là món ngon đặc sản đồng quê, khi mà bao thứ rau ghém xanh tươi được ăn kèm. Thùy Dung và tôi đều mê món này, người thủ đô hầu như xa lạ với món ăn bình dân như vậy. Lột bỏ lớp đất sét nung ra là ta có thịt cá tươi nóng và thơm ngọt. Ăn cá nướng hôm đó bọn chúng tôi bị Tào Tháo đuổi vì chột bụng, có lẽ vì món mắm nêm hay sao đó.

Trực em trai anh Sơn kéo tôi, Thùy Dung và Thu Thủy, cô bạn láng giềng của Trực, đèo nhau đạp xe xuống Xóm Đình đi cầu cá. Thôn quê không đủ tiện nghi như thành phố, nên người dân phải nhờ vã thiên nhiên, sống đâu thì quen đó thôi. Nhìn hai dãy cầu tiêu lộ thiên tọa lạc chơi vơi giữa bầu trời vùng quê thơ mộng, tâm hồn văn nghệ tôi đâm ra dâng tràn. Đi càng sát lại cầu ao; Trời ơi, những chú thím cá tra đang nhào lộn chụp banh thật điêu luyện, thật nghệ thuật, trong sóng nước nhấp nhô đó bầy cá chụp những quả bóng từ trên cao rơi xuống. Tôi nhìn cái bụng trắng phếu, trắng nỏn nà, trắng rửng mỡ, trắng béo ngậy vị giác của đàn cá tra, tôi chạnh nhớ lại món cá nướng hồi nãy mà ai cũng dành ăn cái bao tử cá, nơi được xem là nhất dương chỉ khi vừa nhai, vừa thử dộ dòn kèm hương vị thơm tho. Tôi thoáng nghĩ ai sẽ ăn bao tử của đám cá này nhỉ. Nhưng hẳn phải có người ăn vì người ta nuôi bao năm nay rồi. Trực làm đứt khỏang sự suy tư bâng quơ của tôi, nó kéo tay tôi bước lên cầu thang đi trên cầu cá. Đường đi không lớn lắm, lại ngập nghềnh, nếu đi không cẩn thận thì có thể là đường đi không đến như chơi.

Tôi nghe kể thỉnh thoảng có người tuột cầu ao, nghiã là rơi tõm xuống hồ cá tra này. Trực ra dấu bên cầu nữ cho Thủy và Thùy Dung đi vào cầu, Thùy Dung chưa quen còn bỡ ngỡ như tôi, tôi thấy Thủy đi trước kéo nàng theo. Bốn đứa đã an vị. Cầu nam đối diện cầu nữ, khoảng cách chừng mười thước, cửa khép kín lại thì chẳng ai còn thấy ai, bây giờ là giờ phút thiêng liêng mà hồn ai nấy giữ thôi, hoạ hoằng chỉ có đàn cá tra bên dưới ngoi đầu đầu lên mặt nước ngoe nguẩy, vẫy đuôi như van lơn chúng tôi hãy bắt đầu show hát. Cầu cá là sân khấu có bầu trời lộ thiên quang đãng bên trên, bên dưới có gió thổi vi vu mát cả một trời cùng với đám khán giả ngoi đầu lượn trên mặt nước chầu chực chờ đợi. Tôi nghĩ thầm thế là cá lóc nuôi cá tra vậy. Phía trước mắt tôi là cánh cửa thô sơ có ghi dấu kỷ niệm của hai ông họa sĩ Bảy Hớn và thi sĩ Ba Bầu nào đó, họa sĩ vẽ hình gương mặt người con gái tóc xõa và dòng chữ graffiti là:

“Thu Loan, giờ này em ở đâu?

Ghét người phụ rẫy

Hận kẻ bạc tình

Bảy Hớn”

Bên dưới là thơ graffiti của ông thi sĩ lạc quan hơn trong tình trường, không như ông họa sĩ:

“Nhớ người em gái Minh Phương,

Gái một con trông mòn con mắt

Trai một con lắt nhắt yêu hoài”

Í chà, tôi trộm nghĩ “lắt nhắt” yêu nhau như vậy thì “người em gái” có thể không còn trông mòn con mắt nữa đâu. Tay tôi cầm mấy tấm giấy báo cũ mà Trực chia cho công tác vệ sinh. Chàng không quên dặn dò trước khi dùng là phải vò cho giấy nhàu ra, cho thật mềm thì khi xử dụng mới êm êm, mới phê được. Tôi chú ý những mảnh báo cũ màu vàng vọt này, có lẽ nó được in từ thời nào đó, lâu lắm rồi, và thôi có còn hơn không, tôi nghe nói người ta đi rừng thì toàn xài lá cây thiên nhiên cho công tác vệ sinh thôi. Tôi đọc mẫu báo trên tay tôi đăng phóng sự con ma cầu cá tra, nó hấp dẫn óc hiếu kỳ của tôi.

Tôi nghe như luồng gió mát len lỏi vào tâm tư. Thật vậy tôi linh cảm thấy phần dưới của mình được quạt mát lạnh như mặt nước hồ lấp lánh cả một khung trời huyền bí của thiên đàng cá tra. Đọc truyện thì tác giả nhắn coi chừng đừng quên khi đi cầu cá mà thả hồn theo sóng nước thì ma gia dưới hồ sẽ kéo chân. Tôi rùng mình khi tưởng tượng ra cái vòi bạch tuột bên dưới kéo mình đầm người xuống làn nước kia. Chắc là hằng trăm con cá sẽ cắn mình khắp nơi đến nhột nín thở. Nơi nào nhậy cảm nhất chắc sẽ nhột nhất. Bọn thanh niên chỉ sợ nhất là mất của gia bảo ngàn vàng mà trời ban, không thể đánh mất tại cầu cá Xóm Đình này. Trăm lần không, vạn lần không… trong sự suy nghĩ của tôi.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x