Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Lịch sử Nam tiến của người Việt Nam trải dài suốt từ thời nhà Lý đến các vua Nguyễn; các năm 1306, 1471 thường được nhắc tới như chỉ là những cột mốc đánh dấu cái dòng chảy rất đều, không ngừng nghỉ của các đoàn người Nam tiến. Thực ra nếu nhìn kỹ vào từng giai đoạn ta sẽ thấy cái dòng chảy ấy không đều như đã nghĩ. Nó có những lúc dữ dội để chiếm hữu, lúc lắng lại để định hình, lúc thì nếp ăn nếp ở ngôn ngữ phong tục thiên về Chàm, lúc thì chuyển hẳn sang Việt. Ở đây chúng tôi xin đưa ra một cách phân kỳ để thử xác định ý nghĩa và dấu ấn của mỗi giai đoạn mà nó để lại trên mỗi tiến trình lịch sử, qua đó có thể ít nhiều hiểu được, và thử dựng lại những gì đã xảy ra trong suốt 500 năm (1306 đám cưới Huyền Trân đến 1802 khi Gia Long lên ngôi) dài dằng dặc ấy.

Ví dụ như giai đoạn lịch sử này, quan hệ Việt – Chàm có điều gì đó rất lạ, nó vừa thân thiết như người nhà lại vừa dữ dội như hai kẻ thù không đội trời chung: Năm 1370, sau cuộc loạn Dương Nhật Lễ, mẹ Nhật Lễ trốn sang Chiêm Thành, bày tỏ tình hình suy yếu của nước Đại Việt và xui Chế Bồng Nga sang đánh Việt. Thế nhưng chỉ sau đó vài năm, 1390, khi Chế Bồng Nga chết ngay trên chiến thuyền khi tiến đánh Đại Việt, con Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan bị La Khải cướp ngôi đã sang Việt cầu cứu. Phong Chế Ma Nô Đà Nan làm Hiệu chính hầu. Đến 1407, khi nhà Minh bắt được Hồ Quý Ly, Chiêm Thành cất quân thu lại đất cũ, dân di cư (Việt vào dưới thời Hồ) sợ chạy tan cả(1), các tướng lĩnh Đại Việt như Hối Khanh, Nguyễn Rỗ đều bỏ chạy cả, chỉ một mình Ma Nô Đà Nan chống nhau với Chiêm Thành, thế cô sức núng, bị người Chiêm giết chết! Trớ trêu thay, đây lại là con của Chế Bồng Nga! Làm sao để hiểu hiện tượng này?

Quan hệ Việt – Chàm giai đoạn này quả thật có điều gì đó rất lạ, không giống như ta thường hình dung rạch ròi địch ta lâu nay! Đó là tầng lớp chính trị, tầng lớp mà ý thức dân tộc, tự hào dân tộc của họ thường mạnh mẽ, thế nhưng ở đây hình như khái niệm dân tộc không còn rạch ròi như ta vẫn thường hình dung. Phải chăng ở mức độ nào đó các khái niệm Chàm – Việt khá là gần gũi chứ không phải chỉ có ta địch? Vậy ở tầng lớp bình dân, nhân dân lao động không quan tâm mấy đến chính trị thì sao? Hẳn các tộc người, các làng Việt – Chàm ở cạnh nhau cũng không phải là điều gì không thể xảy ra.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x