Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Cố Đô Hoa Lư – Lịch Sử và Danh Thắng của tác giả Lã Đăng Bật mời bạn thưởng thức.

ĐỀN THỜ VUA ĐINH TIÊN HOÀNG

Du khách đến thăm Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, thấy hai ngôi đền cổ kính, trang nghiêm nằm ở khu vực trung tâm hòa nhập với núi sông ngoạn mục, đó là đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ vua Lê Đại Hành.

Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công Trứ sinh ngày rằm tháng hai năm Giáp Thân (924), quê ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Đinh Công Trứ là một tướng của Dương Đình Nghệ (thời Ngô Vương 939 944), làm Thứ sử Hoan Châu (nay thuộc Nghệ An). Khi Đinh Công Trứ mất, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ là Đàm Thị (người vợ hai của Đinh Công Trứ) bỏ Hoan Châu về động Hoa Lư, nương thân với ông chú ruột Đinh Dự.

Tại động Hoa Lư (khu Thung Lau một thung lũng rộng khoảng 16 mẫu nằm trong dãy núi đá vôi thuộc xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn), Đinh Bộ Lĩnh cũng như bao trẻ nhỏ khác trong làng quê, đi kiếm củi, chăn trâu. Khi đi chăn trâu, Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm người đứng đầu và cùng lũ trẻ lấy bông lau làm cờ tập trận. Lớn lên, ông tỏ rõ là người mưu lược cao, có chí lớn, nên đã xây dựng một lực lượng vũ trang mạnh được nhân dân trong vùng theo phục rất đông. Đinh Bộ Lĩnh đánh chiếm các vùng xung quanh, uy thế ngày càng lớn.

Nhưng muốn có một lực lượng mạnh hơn nữa, biết Trần Lâm (là một trong 12 sứ quân) ở Bố Hải Khẩu (Vũ Tiên, Thái Bình) có tài thao lược, dũng cảm, đức độ, Đinh Bộ Lĩnh đã đến liên kết.

Trần Lâm thấy Đinh Bộ Lĩnh là người có tài năng, hi vọng sẽ làm rạng rỡ cho đất nước, đã nhận làm con nuôi và giao quyền binh cho ông cầm quân.

Sau khi Trần Lăm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay thế chỉ huy toàn bộ sứ quân. Nhưng ông thấy vùng Bố Hải Khâu vùng đông bằng, địa hình bất lợi, nên quyết định bỏ vùng này, rời quân về Hoa Lư – quê hương ông, có núi non trùng điệp, sông nước khúc khuất, có địa thế thuận lợi hơn.

Đây cũng là nơi rất thuận lợi về giao thông thủy, bộ, cơ động được về quân sự. Hoa Lư còn là vùng đất màu mỡ, quân sĩ có thê vừa chiến đấu vừa sản xuất để tạo nguồn lương thực tự túc.

Vê Hoa Lư, sử quân của Đinh Bộ Lĩnh có đủ ba điều kiện: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ông đã lần lượt đánh bại các sử quân khác. Đến cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên loạn 12 sứ quân, non sông về một mối, đất nước trở lại thống nhất.

Năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cô Việt. Nếu vua Hùng – thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang, đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang, mở đâu lịch sử dựng nước của Việt Nam, thì Đinh Tiên Hoàng là người có công cùng cố độc lập và chủ quyền dân tộc, xây dựng quốc gia phong kiến thống nhất đâu tiên trong lịch sử dân tộc. Và cũng là lần đầu tiên, ông đã tôn xưng danh hiệu “Đế”. Ở nước ta, trước đó đã có hai người xưng “Đế”: Lí Nam Đế (544 548), Mai Hắc Đế (722), đến Đinh Tiên Hoàng xưng là “Đại Thắng Minh Hoàng Để”, chính là người toàn thắng vẻ vang nhất. Điều đó cũng có ý nghĩa khẳng định nước ta có nền độc lập tự chủ và Hoàng đế nước Nam phải sánh ngang với các Hoàng đế phương Bắc. Vì thế trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú (1782-1840) viết:

“Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc, nhưng danh hiệu còn nhỏ, không được dự vào hàng chư hầu triều hội… Rồi Triệu Đà kiêm tỉnh nhà Hán phong Đà làm Nam Việt Vương chỉ được sánh với chư hầu của Trung Quốc, chưa được nêu là một nước… Đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi. bấy giờ sách phong của Trung Quốc mới nhận cho đứng riêng là một nước”.

Hai năm sau, năm 970, Đinh Tiên Hoàng bỏ niên hiệu của các Hoàng đế phong kiến phương Bắc, tự đặt niên hiệu riêng là “Thái Bình”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nền phong kiến tập quyền, một thủ lĩnh địa phương lên ngôi vua đã vứt bỏ niên hiệu cua “Thiên Triều”, khẳng định thắng lợi xu hướng thống nhất quốc gia, thắng lợi của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập mạnh mẽ của dân tộc ta thời ấy. Vào đêm trung thu năm Ki Mão, tức là đêm ngày 9 tháng 9 năm 979 Đinh Tiên Hoàng mất, ở ngôi 12 năm, thọ 56 tuổi. Thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng Đinh Tiên Hoàng đã là người kiệt xuất có công mở đâu nền phong kiến tập quyền ở nước ta, “tài năng, thông minh hơn người, dùng lược nhất đời” (Đại Việt sử kí toàn thư).

Để tưởng nhớ công lao của vua Đinh Tiên Hoàng, nhân dân Hoa Lư đã xây dựng đền thờ ông ở làng Trường Yên Thượng, nên gọi là Đền Thượng.

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở phía Nam đền thờ vua Lê Đại Hành. Hai ngôi đên đều được xây dựng từ sau khi Lí Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, tương truyền, nằm trên nền cung điện chính của kinh đô Hoa Lư ngày xưa. Hồi ấy, hai đên đều quay hướng Bắc, trông ra núi Hồ, núi Chẽ. Núi Hồ ở gần cầu Đông (nằm ở phía Nam cầu Đông). Núi Chẽ ở phía Bắc cầu Đông, cách cầu Đông khoảng 30 mét, nằm bên Tây sông Sào Khê. Núi có một ngọn chẽ ra hướng Bắc nên gọi là núi Chẽ. Hai quả núi này như hai con hỗ phục chầu về núi Cột Cờ (nằm ở phía Đông Bắc núi Chẽ). Thời gian khắc nghiệt đã làm hư hỏng hai ngôi đèn.

Đầu thế kỷ XVII, Lễ Quận Công Bùi Thời Trung, người làng Chi Phong, tổng Trường Yên, nay là thôn Chi Phong, xã Trường Yên (là con ông Mĩ Quận Công Bùi Văn Khuê), sau khi bỏ nhà Mạc theo nhà Lê (đời vua Lê Kính Tông (1600 – 1619), niên hiệu Thận Đức thứ nhất (1600)) (1), đã xây dựng lại hai ngôi đên như cũ, nhưng chuyển hướng, quay hướng Đông. Năm ấy Bùi Thời Trung là quan Đô đốc Hiệu lực Tử vệ quân vụ sự bộ Lễ. Năm Hoàng Định thứ 7 (1606) đã dựng bia ghi lại điều đó.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x