
Con Đường Vô Tận – Đọc Sách Online Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Con Đường Vô Tận của tác giả Huỳnh Trung Chánh
Vần thơ trên tuy mô tả câu chuyện tình thời sự bất bình thường, nhưng thật ra đã ngầm cười cợt đức hạnh của đám người Việt chạy theo thực dân Pháp, vì vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện, nó đã biến thành câu ca dao phổ biến trong dân gian.
Lời ru vô tình gợi cho hai người đàn ông một đề tài mới để bàn bạc. Thầy giáo Cư phê bình:
-Bọn ‘Me Tây, Bồi Tây’ dễ ghét làm sao á!
Thuật thở dài đáp:
-Cái bọn ‘Bồi Tây, Me Tây’ bại hoại nầy thì đâu còn gì để phê bình nữa. Chúng hãm hại đất nước, ức hiếp dân lành còn hơn kẻ ngoại bang nữa kìa!
Chẳng biết có lưu tâm đến mẩu đối thoại của hai người không, mà bổng nhiên lời ru của thím giáo lại trở nên ngậm ngùi u oán:
𮮮ơ…!
Non nước ưu sầu hệ bởi đâu?
Dàu dàu mây bạc cõi Ngao Châu!…’
và
‘Thà đui mà giữ đạo nhà…
Còn hơn có mắt ông cha không thờ!…’
Thấy vẻ ngẩn ngơ của Thuật, thầy giáo giải thích:
-Ðây là những câu thơ của cụ đồ Nguyễn Ðình Chiểu! Dân Bến Tre chúng tôi, ai chẳng thuộc nằm lòng những vần thơ nước thương nòi của cụ!
Thím giáo lại tiếp tục ru con:
ở…!
Chừng nào con xán bung vành!
Tàu binh liệt máy, thì anh mới về!’
-Câu hát trữ tình nầy rất phổ biến tại Cao Lãnh, xuất xứ thế nào tôi chưa tìm hiểu ra, nhưng tôi thấy có gì trật trật hay là lạ sao đó! Anh nghĩ coi chiếc tàu, chiếc xán là sản phẩm ngoại lai, đâu có gần gũi thơ mộng với dân quê như chiếc xuồng, chiếc ghe, vậy mà không hiểu tại sao tác giả lại mượn hình ảnh nầy để gởi gấm tình cảm của mình? thầy giáo Cư lại lên tiếng.
Thuật góp ý:
-Câu ca dao nầy có lẽ phát khởi từ nhóm nghĩa quân Thiên Hộ Dương ngày trước. Thuở đó, bọn Pháp xâm lăng miền Tây đã dựa vào những chiếc tàu tối tân chở binh sĩ đi khắp nơi tấn công nghĩa quân quê nước. Ðịa phương nào không có đường sông thuận tiện, như vùng Ðồng Tháp Mười, chúng phải đào kinh ngang dọc làm đường vận chuyển quân.
Thời đó, chiếc xán như con quái vật khổng lồ lạnh lùng nuốt trửng ruộng đồng, nhà cửa dân lành. Nó cũng khủng khiếp như đoàn quân viễn chinh độc ác giết người cướp của, cưỡng hiếp phụ nữ kể cả người già và trẻ con. Chính vì vậy, mà người nghĩa quân năm xưa đã xử dụng hình ảnh phá hủy tàu binh và xán đào kinh để nói lên chí nguyện đuổi quân xâm lăng của mình. Chừng nào hết kẻ xâm lăng thì người nghĩa quân mới có quyền nghĩ đến tình riêng.
-Ôi! Câu hát mộc mạc vụng về mà chan chứa tình nước tình nhà cao ngất! Hào khí của người xưa quả đáng cho chúng ta khâm phục!
Nhờ mấy câu hát ru con yêu nước, Thuật hiểu rõ lòng dạ của vợ chồng thầy Cư, chàng tin tưởng ngay người bạn mới và thổ lộ hết những bí mật của đời chàng.
Thuật đã dấn thân đời mình cho sự nghiệp cách mạng giành độc lập, nhóm chiến hữu của chàng đã lập ra tổ chức ‘Ðông Kinh Nghĩa Thục miền Nam’, với hoài bão vận động đưa những thanh niên nhiệt huyết sang Trung Hoa và Nhật học hỏi, chờ ngày thành tài về nước thành lập lực lượng võ trang đánh đuổi bọn xâm lăng.
Lúc bấy giờ, trận thế chiến thứ nhất vừa bùng nổ bên trời Âu, chánh quyền Pháp tăng cường kiểm soát an ninh, tung mật thám khắp nơi mưu đồ phá vỡ các đoàn thể cách mạng, do đó, con đường vượt biên xuyên qua vùng Thượng du Bắt Việt trở nên nguy hiểm, nhất là đối với người miền Nam không hiểu rỏ sinh hoạt miền Thượng du, và có giọng nói khác biệt. Thuật có vốn liếng Hán học, lại có thể đàm thoại sơ sài tiếng Quảng Ðông, nên được anh em tin tưởng ủy thác tìm con đường vượt biên mới qua ngả Miên Lào.
Do đó hôm nay chàng về xã Mỹ Xương thăm nhà lần cuối cùng trước khi lên đường… Thế rồi, Thuật bổng bùi ngùi run giọng: ‘Ngày mai nếu ‘nhà tôi’ hỏi tôi chừng nào tôi trở lại, chẳng biết tôi có đủ can đảm nhắc lại câu hát của người xưa: ‘Chừng nào con xán bung vành. Tàu binh liệt máy thì anh mới về…’ hay không?’
Tàu dừng bến xã nhà, Thuật bận bịu từ giã bạn mới nên vẫn còn chần chờ trên tàu. Bỗng Thuật nhìn lên bờ, chàng tái mặt khi thấy cai tổng Ninh, tên tai sai đắc lực của thực dân Pháp, đang chỉ chỏ ba loa với mấy tên ‘phèn’ mật thám Sa Ðéc. Bọn họ chăm chú nhìn kỹ từng người xuống tàu như đang lục tìm ai.
Thầy giáo Cư tin ý lên tiếng:
-Có gì lạ phải không anh?
-Nguy hiểm quá! Bọn ‘phèn’ Sa Ðéc đang bủa lưới chận bắt người! Có thể hành tung của tôi đã bị lộ, nên bọn chúng đã rình rập tôi ở chỗ nầy!.
Sau mấy giây phút bối rối, thầy giáo Cư bình tĩnh bảo Thuật nằm cạnh thím giáo, ôm đứa cháu trai trong lòng giả vờ ngủ, rồi thầy giáo ra đứng bên hông tàu, thơ thẩn nhìn mây bay như người vô sự. Thím giáo hội ý chồng, lấy nón lá che mặt cho Thuật, phe phẩy quạt, đu đưa chiếc võng, rồi liên tục cất tiếng ru con ngọt ngào… Bọn mật thám lên tàu lục soát, không chú ý gì đến cảnh gia đình đầm ấm nầy, nên Thuật thoát nạn.
Thuật tránh liên lạc với bạn hữu vì sợ bị theo dõi mà gây nguy hại cho tổ chức. Ngày hôm sau, Thuật đón xe đò đi Châu Ðốc, và nhờ mang sẵn giấy căn cước ‘thuộc dân’, chàng vượt biên giới hợp pháp đến Nam Vang, rồi đi lên tỉnh Battambang, Ai Lao, tạm ẩn thân tại đồn điền An Phong, của vợ chồng cô em thứ năm nhủ danh Ðinh Thị Xuyến. Chủ nhân thường xuyên sinh sống tại quê nhà, giao cơ sở cho người chú họ tên tư Hanh toàn quyền điều khiển. Viên quản lý đang sống phiêu lưu với năm bảy nàng hầu, cảm tưởng bất thần bị anh bà chủ thanh sát, nên phục vụ Thuật vô cùng chu đáo, từ việc ăn ở cho đến việc di chuyển khắp nước Lào.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.