Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

ẢNH HƯỞNG CỦA LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI

Trong thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, công việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế và xã hội diễn ra một cách chậm rãi và được định hướng bằng các phương pháp chủ yếu dựa trên bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu[7]. Dần dần người ta hình thành phương pháp thích hợp cho những vấn đề này mà không cần thiết phải ưu tư nhiều về đặc trưng của các phương pháp nghiên cứu hay về mối liên quan giữa chúng với đặc trưng của các phương pháp áp dụng trong các bộ môn nghiên cứu khác. Những nghiên cứu viên ngành Kinh tế chính trị có thể miêu tả ngành học của mình như một bộ môn khoa học hoặc bộ môn triết học về xã hội hay luân lí mà không phải băn khoăn gì về việc chuyên ngành của họ thuộc về khoa học hay triết học.

Thuật ngữ khoa học khi đó chưa mang nghĩa hẹp chuyên biệt như ngày nay[8], và cũng không hề có bất kì một tiêu chí nào nhằm định ra ranh giới cho các ngành khoa học vật lí hoặc tự nhiên, rồi gắn cho chúng một chân giá trị đặc biệt. Thực ra những người cống hiến cho các ngành này sẵn sàng lựa chọn cái tên triết học khi phải suy nghĩ tới những khía cạnh chung hơn trong các vấn đề họ nghiên cứu[9], và đôi khi chúng ta còn tìm thấy đâu đó cụm từ “triết học về tự nhiên” tương phản với “khoa học về luân lí”.

Trong nửa đầu thế kỉ XIX, một tâm thế mới khiến sự phân biệt này xuất hiện. Thuật ngữ khoa học ngày càng trở nên bị bó hẹp trong các chuyên ngành vật lí và sinh vật – là các ngành khi đó cũng đang phải tự tranh đấu cho hai tiêu chí đặc thù của mình, tính chính xác và tính tất định, để phân biệt chúng với tất cả các ngành khác. Các ngành này thành công tới mức chúng nhanh chóng tạo ra một sức thu hút khác thường đối với những người làm việc ở những ngành khác, khiến những người này nhanh chóng bắt chước cách giảng dạy hay vốn từ vựng của chúng. Đây là điểm khởi đầu của thời kì chuyên chế mà các phương pháp và kỹ thuật của các ngành Khoa-Học[10], hiểu theo nghĩa hẹp của thụật ngữ này, áp đặt lên những bộ môn khác. Những bộ môn khác này ngày càng muốn chứng minh vị thế ngang bằng của mình bằng cách thể hiện rằng các phương pháp nghiên cứu của chúng cũng giống như các phương pháp của người anh em tài giỏi thành công kia, thay vì điều chỉnh lại các phương pháp sao cho ngày càng phù hợp với những vấn đề riêng của mình.

Và, dù cho trong khoảng 120 năm, khoảng thời gian mà tham vọng muốn mô phỏng những phương pháp nghiên cứu của Khoa-Học chứ không phải tinh thần của nó đã giành được vị thế thống trị trong các lĩnh vực nghiên cứu xã hội, thì tham vọng này đã không đóng góp được gì mấy cho những hiểu biết của chúng ta về các hiện tượng xã hội, không chỉ trên khía cạnh nó tiếp tục khiến cho công việc nghiên cứu của các bộ môn khoa học xã hội lộn xộn và mất uy tín, mà còn trên khía cạnh nó khiến chúng ta phải tiêu tốn ngày càng nhiều sức lực theo hướng này với lí lẽ là ngày càng có nhiều phát kiến mang tính cách mạng mới nhất [trong lĩnh vực Khoa-Học] xuất hiện mà nếu được áp dụng sẽ đảm bảo mang lại cho chúng ta sự tiến bộ nhanh chóng không ngờ.

Tuy nhiên, có thể nói ngay rằng những người lớn tiếng nhất cho những đòi hỏi này hiếm khi là những người có những đóng góp đáng kể vào việc làm giàu thêm tri thức của chúng ta về Khoa-Học. Từ Francis Bacon, Chủ tịch Thượng viện, người vừa mới được coi và sẽ mãi luôn bị coi là nguyên mẫu của những “kẻ mị dân về khoa học”, cho tới Auguste Comte và tới những nhà “duy vật lí” trong thời đại của chúng ta, luôn có những nhân vật đưa ra những đòi hỏi phải giành địa vị độc tôn cho các phương pháp nghiên cứu này khác sử dụng trong khoa học tự nhiên. Những người này là những người mà tư cách đại diện cho các nhà khoa học của họ không thể không bị nghi ngờ, vì chính họ trong nhiều trường hợp đã thể hiện nhiều tín điều mù quáng trong bản thân các chuyên ngành Khoa-Học hệt như trong thái độ của họ với những bộ môn khác.

Chính vì Francis Bacon phản đối Thiên văn học của Copernics[11], vì Comte cho rằng bất kì sự xem xét quá kĩ lưỡng các hiện tượng bằng các dụng cụ như kính hiển vi đều có hại và nên bị cấm bởi quyền năng tinh thần (spiritual power) của xã hội tiến bộ do nó làm đảo lộn những quy luật của khoa học thực chứng, nên thái độ võ đoán này đã đẩy những người theo nó lạc lối trong lĩnh vực riêng của mình khủng khiếp đến mức chúng ta chẳng có gì phải băn khoăn khi không dành sự tôn họng đúng mực cho những quan điểm của họ về các vấn đề còn xa lắc xa lơ so với những lĩnh vực mà họ thực sự chú tâm vào.

Tuy vậy, vẫn còn một điểm nữa bạn đọc nên lưu ý khi xem tiếp các phần sau. Những phương pháp mà các nhà khoa học hay những con người bị mê hoặc từ lĩnh vực khoa học tự nhiên thường xuyên cố gắng áp đặt lên lĩnh vực khoa học xã hội không nhất thiết luôn phải là những phương pháp mà các nhà khoa học đang áp dụng trong chuyên ngành riêng của họ trên thực tế, mà thay vì đó lại là những phương pháp mà họ tin rằng họ đã sử dụng. Điều này không nhất thiết phải là một. Một nhà khoa học suy ngẫm và lí thuyết hóa quy trình nghiên

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x