
Đã Đến Lúc Phải Cứng Rắn Để Khôi Phục Sự Vĩ Đại của Nước Mỹ – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Nếu để chính quyền liên bang phụ trách Sa mạc Sahara, thì trong vòng năm năm thôi, ta sẽ chẳng còn cát mà dùng.
— Milton Friedman
Khi bạn giúp ai, họ sẽ cảm ơn bạn. Khi bạn cho ai mượn tiền, họ sẽ hoàn trả. Và khi một quốc gia như Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ hy sinh hàng ngàn sinh mạng nam, nữ quân nhân và hơn một nghìn tỷ đô-la để mang lại tự do cho người Iraq, thì điều tối thiểu – tuyệt đối tối thiểu – mà người Iraq nên làm là trả tiền cho cuộc giải phóng họ.
Đối với họ, việc thoát khỏi chế độ độc tài của Saddam Hussein và giành được một nền dân chủ mà ở đó họ có thể đi bầu cử và có một quốc hội được tuyển cử tự do có giá trị như thế nào? Trên thực tế, đó là một món quà vô giá, dù sau khi đất nước bị thổi tung thành từng mảnh, nhiều người nghĩ rằng cuộc sống của họ trước kia khấm khá hơn. Khi tôi nói họ phải đền đáp cho ta, tôi thậm chí không có ý nói đến việc ta lấy tiền trong túi họ. Tất cả những gì tôi đòi là họ trả cho ta, tạm thời, một ít dầu – đủ để giúp bù đắp cho ta và chăm sóc 10 nghìn thân nhân và con trẻ của những người dũng cảm đã ngã xuống hay mang thương tích vì giành tự do cho Iraq.
Nhưng Iraq có làm vậy không? Không. Thực tế, họ còn nói rõ rằng họ không có ý muốn làm vậy. Không bao giờ.
Kẻ nào thắng kẻ đó được chiến lợi phẩm.
Tháng 6 năm 2011, Nghị sỹ Đảng Cộng hòa phụ trách bang California, Dana Rohrabacher, đã tới thăm Iraq và nói với Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki rằng ông hy vọng một ngày nào đó Iraq sẽ cân nhắc việc đền đáp cho Mỹ vì tất cả những hy sinh của Mỹ cho đất nước Iraq. Đáp lại, Thủ tướng Iraq yêu cầu người phát ngôn báo chí của ông, Ali al-Dabbagh, gọi ngay cho Đại sứ quán Mỹ để nói rằng họ muốn vị nghị sỹ cuốn gói khỏi đất nước họ vì họ cho rằng những lời ông này nói là “không thích hợp”.
Thứ lỗi cho tôi! Không thích hợp ư? Điều “không thích hợp” chính là việc nước Mỹ phải chịu đựng tình trạng hỗn độn này. Chúng ta đã đổ xương máu và tiền của để bảo vệ người Trung Đông, từ Iraq, Kuwait đến Ả-rập Xê-út và các nước nhỏ ở vùng Vịnh. Và bất kỳ quốc gia nào ở Trung Đông cũng phải bán dầu cho ta với mức giá thị trường công bằng.
Sự vô ơn của giới lãnh đạo Iraq khiến người ta phải kinh ngạc. Năm nay, chính quyền thành phố Baghdad thậm chí còn trơ tráo yêu cầu Mỹ trả 1 tỷ đô-la cho sự tổn hại mà những bức tường chống bom được lính Mỹ dựng lên để bảo vệ người dân Baghdad gây ra cho mỹ quan thành phố. Việc này chẳng khác gì việc một kẻ chết đuối đòi người cứu hộ phải bồi thường vì đã xé nát bộ đồ bơi của gã trong quá trình cứu mạng gã.
Cứ cho là tám năm trước, khi người ta nói với chúng ta rằng chúng ta được người dân Iraq ùa ra đường tung hoa chào đón và được đón tiếp như những anh hùng giải phóng, thì tôi cũng chả cần. Theo tôi, Iraq cứ giữ lấy hoa – dầu là chuyện khác. Chúng ta phải lấy dầu. Và đây là lý do: Vì người Iraq không có khả năng tự giữ nó. Quân đội của họ, dù ta cố xây dựng lại, vẫn kém cỏi, và ngay giây phút ta rời đi, Iran sẽ tiếp quản Iraq cùng trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của nước này – trữ lượng dầu lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Ả-rập Xê-út. Nếu điều này xảy ra, toàn bộ nam nữ quân nhân dũng cảm của ta đã chết một cách vô ích và 1,5 nghìn tỷ đô-la coi như đổ sông đổ bể.
Thế nên, nếu Iran hay ISIS định tiếp quản số dầu mỏ này, tôi nói chúng ta sẽ tiếp quản dầu mỏ trước bằng cách vạch ra một kế hoạch chia sẻ chi phí với Iraq. Nếu ta bảo vệ và kiểm soát các mỏ dầu, Iraq sẽ được giữ một tỷ lệ phần trăm dầu mỏ đáng kể – đó là chưa nói đến sự độc lập của nước này trước Iran – và ta sẽ bù lại được phần nào chi phí giải phóng người Iraq cũng như đền đáp được cho các quốc gia đã cùng ta chiến đấu trong cuộc chiến này. Và tôi cũng muốn báo đáp gia đình của các thương binh liệt sĩ. Lẽ dĩ nhiên, không gì có thể bù đắp cho một sinh mạng hay một phần cơ thể đã mất đi, song ta có thể cho con em của các thương binh liệt sỹ đến trường, bù đắp cho các cô phu, góa phụ của những người lính đã hy sinh ở Iraq, và đảm bảo rằng các thương bệnh binh được chăm sóc chu đáo. Đó là điều bình thường, và chỉ là hạt cát so với thứ nằm dưới mặt đất Iraq kia. Mỗi gia đình Mỹ mất đi người thân ở Iraq cần phải được đáp đền 5 triệu đô-la, và các thương bệnh binh của ta cần phải được trả, có lẽ là 2 triệu đô-la mỗi người, cộng với phí tổn y tế.
Cứ gọi tôi là người cựu trào, song tôi tin vào tín niệm của chiến binh thời xưa rằng: “kẻ nào thắng kẻ đó được chiến lợi phẩm”. Nói cách khác, chúng ta không đánh một trận, rồi giao chìa khóa cho những kẻ ghét ta và rời đi. Chúng ta thắng trận, lấy dầu để bù đắp những phí tổn tài chính mà ta đã phải chịu, và khi làm thế, ta đã đối xử công bằng với Iraq và với mọi người khác. Như Tướng Douglas MacArthur đã nói: “[trong chiến tranh], không có gì thay thế được chiến thắng”. Ngay từ lúc khởi đầu Chiến dịch Tự do cho người Iraq, tôi đã tin rằng chúng ta cần phải vạch ra một kế hoạch bồi hoàn với người Iraq – thông qua những người Iraq bất đồng chính kiến tha hương – trước khi phát động cuộc chiến và giải thoát người dân Iraq khỏi tên độc tài Saddam Hussein của họ. Hồi đó, có một vài người khôn ngoan đã đồng ý với tôi và nói điều tương tự. Một trong số đó là Giám đốc Văn phòng Đánh giá Mạng lưới (ONA) của Bộ Quốc phòng, Andrew Marshall. Ông khuyến cáo nên sử dụng doanh thu từ dầu mỏ để giảm mức chi phí dự tính cho cuộc chiếm đóng.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.