
Dám Hạnh Phúc – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
MỌI NGƯỜI ĐỀU HIỂU NHẦM TƯ TƯỞNG CỦA ADLER
Triết gia:
Trước hết, cho phép tôi đính chính một chút. Lúc nãy, cậu đã dùng từ “chân lý”. Tuy nhiên, tôi không nói đến Adler như một chân lý tuyệt đối, bất biến. Tóm lại, nó giống như là đeo kính vậy. Có lẽ có nhiều người nhìn rõ hơn nhờ cặp kính này. Trong khi đó, có lẽ cũng có người lại thấy mắt mờ hơn. Tôi không định ép cả những người như thế sử dụng cặp kính của tư tưởng Adler.
Chàng thanh niên:Ồ, thầy đang lảng tránh sao?
Triết gia:
Không hề. Để tôi trả lời thế này. Không có một tư tưởng nào khó hiểu, dễ gây hiểu nhầm như tâm lý học của Adler. Hầu hết những người tự nhận rằng “tôi hiểu Adler” đều đang hiểu nhầm tư tưởng của ông. Đó là vì họ không có can đảm đến gần với sự thấu hiểu thực sự, không có ý định đối diện với viễn cảnh trải rộng phía bên kia của tư tưởng.
Chàng thanh niên:
Mọi người đều hiểu nhầm Adler?
Triết gia:
Đúng vậy. Người mới chạm đến tư tưởng của Adler đã ngay lập tức tỏ ra cảm kích và tuyên bố “Cuộc sống đã trở nên dễ dàng hơn”, là kẻ hiểu nhầm nghiêm trọng về tư tưởng của Adler. Vì chắc chắn nếu hiểu thực sự những điều Adler đòi hỏi ở chúng ta, ai cũng phải run rẩy trước sự khắc nghiệt đó.
Chàng thanh niên:
Nghĩa là thầy nói rằng tôi cũng đang hiểu nhầm Adler?
Triết gia:
Theo những gì tôi nghe được cho đến giờ thì đúng là vậy. Nhưng đây không phải vấn đề của riêng cậu. Nhiều nhà thực hành tâm lý Adler lấy sự hiểu lầm làm cánh cửa để bước tiếp vào con đường nhận thức. Chắc chắn cậu chỉ chưa tìm được con đường cần phải đi tiếp theo thôi. Tôi hồi trẻ cũng đâu có tìm thấy ngay được.
Chàng thanh niên:
Ồ, vậy là thầy cũng đã từng có lúc bị lạc lối?
Triết gia:
Vâng, đã từng.
Chàng thanh niên:
Vậy, thầy hãy cho tôi biết, con đường để đi tới được sự nhận thức đó ở đâu nào? Mà con đường là cái gì cơ chứ? Thầy tìm thấy nó ở đâu?
Triết gia:
Tôi thật may mắn vì đã biết đến Adler đúng vào thời kỳ nuôi con nhỏ.
Chàng thanh niên:
Thầy nói vậy là sao?
Triết gia:Tôi học về Adler qua con mình, cùng con mình thực hành, hiểu kỹ hơn về Adler và có được bằng chứng xác thực.
Chàng thanh niên:
Thì tôi đang hỏi là thầy học được điều gì, có được bằng chứng xác thực gì đây!
Triết gia:
Gói gọn trong một từ thì đó là tình yêu!
Chàng thanh niên:
Sao cơ?
Triết gia:
… Tôi không cần phải nhắc lại đâu nhỉ?
Chàng thanh niên:
Ha ha ha, thật nực cười! Sao thầy lại nói vớ vẩn vậy. Tình yêu ư? Thầy bảo rằng nếu muốn thực sự hiểu về Adler thì hãy hiểu về tình yêu sao?
Triết gia:
Cậu cười cợt khi nhắc đến từ này, chứng tỏ chưa hiểu về tình yêu rồi. Không có vấn đề gì khó khăn và thử thách lòng can đảm như tình yêu mà Adler đề cập đến.
Chàng thanh niên:
Hừ!! Hẳn là thầy lại nói đến tình yêu dành cho những người xung quanh sặc mùi giáo điều chứ gì. Tôi chẳng muốn nghe đâu!
Triết gia:
Hiện giờ cậu đang bế tắc trong cách dạy học nên tỏ ra nghi ngờ Adler. Không chỉ có vậy, cậu còn tỏ ra dứt khoát đến mức “tôi sẽ từ bỏ Adler, ông đừng nói gì thêm nữa”. Tại sao cậu lại phẫn nộ đến như vậy? Chắc chắn là vì cậu đã cảm thấy tư tưởng của Adler giống như một phép mầu, chỉ cần vung đũa phép lên là mọi điều ước sẽ thành hiện thực ngay lập tức.
Nếu vậy, cậu cần từ bỏ Adler ngay lập tức. Cậu phải từ bỏ hình tượng Adler sai lệch mà mình vẫn mang trong lòng để hiểu về một Adler thật sự.
Chàng thanh niên:
Không đúng! Thứ nhất, tôi không hề kỳ vọng phép mầu trong tư tưởng của Adler. Thứ hai, trước đây, thầy đã từng nói “Ai cũng có thể hạnh phúc ngay từ giây phút này” còn gì.
Triết gia:
Vâng, đúng là tôi đã nói vậy.
Chàng thanh niên:
Chẳng phải chính những lời nói đó là phép thuật hay sao? Một mặt, thầy cảnh báo tôi “đừng bị tiền giả đánh lừa”, mặt khác lại buộc tôi phải cầm một tờ tiền giả khác. Một thủ đoạn lừa đảo điển hình!
Triết gia:
Ai cũng có thể hạnh phúc ngay từ giây phút này. Đây không phải phép thuật gì cả mà là một sự thật hiển nhiên. Cả cậu lẫn bất kỳ ai khác đều có thể tiến tới hạnh phúc. Chỉ có điều, chúng ta không thể hưởng thụ hạnh phúc nếu chỉ đứng yên tại chỗ. Cần phải tiếp tục tiến hước trên con đường mình đã đặt chân lên. Ở đây, tôi thấy cần phải nói rõ hơn.
Cậu đã tiến một bước đầu tiên. Đã tiến một bước dài. Tuy nhiên, cậu đang nhụt chí, định thoái lui chứ không chỉ dừng lại. Cậu có biết tại sao không?
Chàng thanh niên:
Thầy bảo tôi không có khả năng chịu đựng?
Triết gia:
Không hề. Cậu chỉ chưa đưa ra được “lựa chọn lớn nhất của cuộc đời” thôi.
Chàng thanh niên:
Lựa chọn lớn nhất của cuộc đời? Thầy bảo tôi lựa chọn gì cơ?
Triết gia:
Tôi nói vừa nãy rồi đấy. Là “tình yêu”.
Chàng thanh niên:
Trời, một từ đó thì làm sao mà tôi hiểu được! Đừng nói một cách trừu tượng để tránh né nữa!!
Triết gia:
Tôi nghiêm túc mà. Những vướng mắc trong lòng cậu bây giờ đều được gói gọn trong một từ “tình yêu”. Cả vướng mắc về việc dạy học lẫn vướng mắc về cuộc đời cậu cần phải sống.
Chàng thanh niên:
… Được rồi. Điều này có vẻ đáng để phản biện đây. Vậy thì trước khi bước vào tranh luận chính thức, tôi chỉ xin nói điều này. Tôi coi thầy là “Sokrates hiện đại”. Nhưng không phải ở mặt tư tưởng mà ở phần “tội lỗi”.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.