
Đầm Lầy – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Với môi trường nước thế này, dân cư tập trung đông nhất ở những nơi đất cao gọi là miệt vườn’. Bờ bối của những dòng sông và kênh cũng như những đồi cát cổ xưa hơn (gò) tạo nên phần lớn diện tích đất cao (từ hai đến ba mét trên mặt nước biển) ở châu thổ. Một trong những đặc điểm xác định chính của vùng (nhìn thấy được trên bề mặt) là những khu định cư chật hẹp nối tiếp nhau trên mép nước cùng khu vực nội địa mênh mông những rừng, đồng bằng và rừng đước.
Từ những dải đất hẹp và những ngọn đồi như đảo này, một xã hội hòa lẫn giữa những người định cư Việt, Khmer, Hoa đã từ từ mở rộng những vườn cây ăn trái, những cánh đồng, đường bộ, và những con kênh đào hướng ra phần đất ngập nước ở ngoài xa. Và cũng chính trên những dải đất hẹp ấy, binh lính và các chủ đón điển thuộc địa người Pháp về sau đã xây dựng các thể chế thuộc địa trước khi tiếp tục bành trướng thêm.
Vùng đất cao còn lại duy nhất nữa ở vùng châu thổ này là vài nhóm núi đá granit, giống như đảo, ở phía thượng lưu chạy dọc theo cả hai phía biên giới với Campuchia (bản đồ 2). Những ngọn núi này không chỉ đóng vai trò quan trọng vẽ sinh thái mà còn là những địa điểm quan trọng trong lịch sử có dại. Phải đến sau khi những tấm không ảnh của vùng châu thổ này được phổ biến rộng rãi hồi cuối thập niên 1920, các nhà nghiên cứu nghiệp dư mới chú ý đến dâu vết của việc trồng trọt và những đoạn kênh đào cổ xưa. Pierre Paris, một nhà cầm quyền cấp tỉnh ở Long Xuyên, cho rằng có thể liên hệ những di tích này với thư tịch của Trung Quốc mô tả về Phù Nam. Bắt đầu với chiến dịch năm 1943 của Louis Malleret ở chân núi Ba Thẻ, các nhà khảo cổ học đã đào xới và xác nhận mối liên hệ này.
Các tuyến đường thủy cổ xưa đi ngang các khu định cư và các điểm hành hương có liên quan đến một nền văn minh tiến Khmer gọi là Phù Nam (từ khoảng năm 300 trước Công nguyên đến năm 600) theo một tên gọi trong bản văn Trung Quốc, hay văn hóa Óc Eo theo tên điểm khai quật đầu tiên. Nghiên cứu tiếp sau đó cho rằng những ngọn núi và đổi này đã hình thành nên các điểm nút của một mạng lưới cố các kênh biển và các khu định cư san sát nhau, được liên kết với một trung tâm kho bãi cung cấp hàng hóa cho tuyến thương mại biến từng một thời thịnh vượng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Dấu vết hữu hình của nền văn hóa này gồm những trụ gỗ, đồ trang sức bằng vàng, các pho tượng Phật giáo và Hindu giáo, nến gạch, và vết tích của các dòng kênh chính.
Mặc dù có một làn sóng nghiên cứu và khai quật khảo cổ đã được phục hồi từ những năm 1990, nhưng hiểu biết về quy mô của Phù Nam vẫn còn tương đối ít, do tất cả vết tích của những trụ gỗ và những món đồ dễ hư hại của nền văn minh này đều đã tiêu tan trong lớp bùn mềm, đậm tính a-xít của vùng châu thổ. Ghi chép bằng chữ Hán mà các đoàn đi sứ gửi về cho hoàng đế Trung Quốc cho hay rằng Phù Nam bao gồm các khu định cư chính tại Óc Eo/Ba Thẻ, tại Angkor Borei, và tại nơi mà nay là Đồng Tháp.
Kể từ thập niên 1500, người châu Âu và những vị khách khác đến vùng đồng bằng châu thổ này đã coi đây như biên cương hoang vu đầy biến động giữa vương quốc Campuchia bị phân chia với vùng phía Nam mở rộng của nhà nước Việt Nam có trung tâm ở Huế. Mô tả của người Việt, Khmer, Hoa, và người châu Âu từ những năm 1700 về nơi này có lời lẽ cũng tương tự như của những người đã từng lui tới xưa kia: một vùng hoang vu lầy lội với những điểm giao dịch nhỏ nằm dọc bờ sông. Vào thập niên 1750, những ngôi làng mới của người Việt và người Hoa được hình thành gắn những trung tâm Khmer cũ hơn. Vùng châu thổ này vào thế kỷ 18 và 19 vẫn là một vùng biên cương tranh đoạt bạo lực, nơi sinh sống của người Việt di cư, người Hoa lưu vong, dân Khmer, cùng tất cả các loại quân nổi dậy.
Dân nhập cư Trung Quốc, một phần của mạng lưới các nhà buôn trung thành với triều Minh (Minh hương), có công lớn trong việc hình thành và mở rộng cảng sông mới ở những địa điểm như Sài Gòn, Mỹ Tho, và Hà Tiên. Vào những năm 1700, lãnh đạo của các nhóm người Hoa ấy được vương quốc Việt Nam và Campuchia nhượng đất cho điều hành những cảng này như những thành bang bản độc lập. Đến thập niên 1770, các thành bang bị bao vây trong những trận đánh lớn giữa các lực lượng người Việt và Hoa tại Hà Tiên, Hoa và Thái tại Chantaburi. Những trận đánh này về sau đã đưa đến một cuộc nội chiến giữa các phe phái người Việt tranh chấp nhau vào những năm 1780, kéo dài đến tận năm 1802.
Chỉ đến sau năm 1802, với sự thống nhất dưới quyền nhà Nguyễn ở Huế, một nhà nước Việt Nam cận đại mới cam kết tài trợ nhân lực cùng vật lực đáng kể nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng hữu hình và hành chỉnh trong toàn vương quốc. Bởi tầm quan trọng về kinh tế của vùng châu thổ với vương quốc, các thủ lĩnh quân sự và quan trắc địa đã bỏ nhiều nỗ lực đáng kể vào sáu tỉnh quân sự (trấn) ở đây và Sài Gòn.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.