Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Dẫn Luận Về Cái Đẹp của tác giả Roger Scruton mời bạn thưởng thức.

Cái đẹp ở con người

Trong chương đầu tiên của cuốn sách, tôi đã nhận dạng một tâm trạng liên quan đến sự gặp gỡ của chúng ta với cái đẹp, và một phán xét có vẻ được ngầm định trong nó. Tôi đã phân tích tâm trạng ấy với ý định cho thấy làm thế nào nó giải thích những khuôn mẫu về cái đẹp mà tất cả chúng ta sẽ thừa nhận là đúng. Đó hoàn toàn là một lập luận tiên nghiệm (a priori), tập trung vào những phân biệt và quan sát, được cho là hiển nhiên với tất cả những ai hiểu các thuật ngữ được sử dụng để diễn đạt chúng. Giờ đây, câu hỏi chúng ta phải xem xét là, tâm trạng này có một cơ sỏ lý trí nào không, nó có nói cho chứng ta điều gì về thế giới chúng ta sống không, và nó có là một phần trong sự thoả mãn của con người không. Đó là cách tiếp cận triết học của chúng ta đến chủ đề này.

Nhưng đó không phải là cách tiếp cận của những nhà tâm lý học tiến hoá, những ngươi cho rằng chúng ta có thể hiểu rõ nhất các tâm trạng của mình nếu nhận dạng được các nguồn gốc tiến hoá của chúng, sự đóng góp có thể có của chúng (hoặc một phiên bản trước đó của chúng) cho chiến lược sinh sản của các gen di truyền. Làm thế nào việc biểu lộ cảm xúc trước những thứ đẹp có thể khiến một cơ thể dễ dàng chuyển tiếp sự kế thừa di truyền của chúng? Đối với nhiều người, câu hỏi khoa học hoặc có vẻ khoa học này là tàn dư có ý nghĩa của thẩm mỹ học – câu hỏi duy nhất còn lại thòi nay, liên quan đến bản chất hoặc giá trị của sự cảm nhận cái đẹp.

Giữa các nhà tâm lý học tiến hoá có sự tranh cãi: một bên là những người thừa nhận khả năng chọn lọc nhóm, một bên là những người như Richard Dawkins25, với lời khẳng định rằng sự chọn lọc xảy ra ở cấp độ cơ thể cá nhân, và các gen tự tái sinh ở cấp độ đó chứ không phải ở nhóm. Không cần nghiêng về bên nào trong sự bất đồng này, chúng ta vẫn có thể thừa nhận hai kiểu thẩm mỹ học tiến hoá: một cho thấy lợi thế nhóm đi liền với cảm nhận thẩm mỹ, và một lập luận rằng những cá nhân được ban cho sự quan tâm thẩm mỹ sẽ có năng lực truyền lại gen của họ cao hơn.

Kiểu lý thuyết thứ nhất được đề xuất bởi El­len Dissanayake26. Trong tác phẩm Homo Aes-theticus, bà lập luận rằng sự quan tâm đến nghệ thuật và thẩm mỹ có liên quan đến những nghi thức và lễ hội – một kiểu nhu cầu của con người nhằm “làm cho đặc biệt”, hay nói cụ thể, lấy những đối tượng, sự kiện và quan hệ con người từ những ứng dụng hàng ngày và biến chúng thành một tâm điểm chú ý của tập thể. Nhu cầu “làm cho đặc biệt” này tăng cường sự cố kết nhóm, đồng thời khiến những thứ thật sự quan trọng cho sự sống còn của cộng đồng – dù đó là hôn nhân hay chiến tranh, tang gia hay lễ nghi – được mọi người đối xử như những thứ đáng nhận được sự chú ý của công chúng, với một phẩm chất khiến chúng được bảo vệ khỏi sự thờ ơ bất cẩn và sự bào mòn cảm xúc. Nhu cầu “làm cho đặc biệt” vốn ẩn sâu ấy được giải thích thông qua ích lợi mà nó đã trao cho các cộng đồng người, đã gắn kết họ với nhau trong những thời điểm đe dọa, đã thúc đẩy sự tự tin sinh sản của họ trong những thòi điểm thịnh vượng hòa bình.

Đây là một lý thuyết thú vị và chắc chắn chứa đựng một yếu tố sự thật, nhưng nó thiếu lời giải thích cái gì là đặc biệt về thẩm mỹ. Mặc dù sự cảm nhận cái đẹp có thể được bắt rễ trong một nhu cầu “làm cho đặc biệt” nào đó của tập thể, tự thân cái đẹp là một kiểu riêng, không nên nhầm lẫn với nghi thức hay lễ hội, kể cả nếu những thứ ấy đôi lúc có thể chứa đựng cái đẹp. Cộng đồng thu được ích lợi khi nó dùng hình thức nghi lễ để biểu thị những điều quan trọng, nhưng đó ỉà thứ ích lợi có thể có được mà không cần trải nghiệm cái đẹp. Có nhiều cách khác để con người đưa sự vật tách rời khỏi những chức năng thông thường của chúng và cho chúng một phẩm chất quý giá, ví dụ thông qua những sự kiện thể thao như các trò chơi mà Homer đã mô tả, hoặc thông qua những nghi thức tôn giáo, gợi lên sự hiện diện thiêng liêng của các vị thần để bảo vệ bất kỳ thể chế hay tập tục nào cần được sự ủng hộ của tập thể.

Từ quan điểm nhân loại học, thể thao và tôn giáo là những hàng xóm gần gũi với sự cảm nhận cái đẹp; nhưng từ quan điểm triết học, những phân biệt ở đây cũng quan trọng không kém những liên quan giữa chúng. Khi mọi người nói tới bóng đá như “trò chơi đẹp”, họ đang mô tả bóng đá từ góc nhìn của khán giả, xem nó là một hiện tượng gần như thẩm mỹ. Nhưng bản thân thể thao, xét như một bài tập cạnh tranh, trong đó kỹ năng và sức mạnh được thực hiện qua những bước chạy, thì khác biệt hẳn với nghệ thuật và tôn giáo, và mỗi thứ trong ba hiện tượng ấy có ý nghĩa đặc biệt của riêng nó trong đời sống của những sinh vật có lý trí.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x