
Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo của tác giả Damien Keown mời bạn thưởng thức.
Đạo đức – Đông và Tây
Chương trước đã phác họa những giáo huấn luân lý căn bản của Phật giáo, và trong chương này, chúng ta suy ngẫm về những điều trên từ một tầm nhìn lý thuyết, làm tiền đề để nói tới những vấn đề ứng dụng cụ thể trong phần còn lại của cuốn sách. Những câu hỏi được xem xét ở đây bao gồm làm thế nào có thể xếp loại Phật giáo như một hệ thống đạo đức, nó giống hoặc khác với đạo đức phương Tây đến đâu, những vấn đề về phương pháp luận khi rút ra sự so sánh giữa phương Đông và phương Tây. Một chủ đề quan trọng khác là sự vắng mặt hiển nhiên của một truyền thống đạo đức có tính triết học trong Phật giáo. Kết lại chương này là một tổng kết về lịch sử nghiên cứu đạo đức Phật giáo ở phương Tây, giới thiệu về một phong trào hoạt động đương đại được gọi là “Phật giáo nhập thể”, và một số ngẫm nghĩ về câu hỏi liệu có thể có một “quan điểm Phật giáo” đại diện cho các vấn đề luân lý không.
Phân loại đạo đức học
Đạo đức học như đã tiến triển ở phương Tây có thể được xem là có ba nhánh: i) đạo đức học mô tả; ii) đạo đức học chuẩn tắc; iii) siêu đạo đức học. Nói một cách chung chung, nhiệm vụ của nhánh thứ nhất là đưa ra một giải thích khách quan về những đòi hỏi, quy tắc, giá trị luân lý của một cộng đồng hoặc nhóm, cho thấy làm thế nào những lời dạy và nguyên lý dẫn dắt hành động được áp dụng trong những bối cảnh cụ thể. Nhánh thứ hai, đạo đức học chuẩn tắc, đề xướng những quy tắc và nguyên lý chung, chi phối cách chúng ta hành xử, định nghĩa tính chất và dáng vẻ của một “đời sống tốt” hoặc cuộc sống mà chúng ta nên có. Nó còn nhằm lý giải và hiệu lực hóa những chuẩn tắc mà nó tìm cách thiết lập. Cuối cùng, siêu đạo đức học xem nhiệm vụ của nó là làm rõ về mặt khái niệm bằng cách phân tích ý nghĩa của những thuật ngữ luân lý, định rõ đặc điểm của những mối quan hệ logic trong các lý lẽ luân lý. Nó khảo sát trên tinh thần phê bình những logic của việc hợp pháp hóa và hiệu lực hóa đạo đức, và xem xét vấn đề tổng quát là chứng minh tính chính đáng của những hệ thống đạo đức cạnh tranh nhau.
Áp dụng cách phân loại này, chương trước đã phác họa những lời dạy luân lý căn bản của Phật giáo nên chủ yếu liên quan đến đạo đức học mô tả; chương này bàn luận những câu hỏi nhìn chung có bản chất siêu đạo đức; và phần còn lại của cuốn sách nói đến những vấn đề trong đạo đức học chuẩn tắc. Trọng tâm của chúng ta chủ yếu là sự ứng dụng những nguyên lý chuẩn tắc vào các vấn đề cụ thể (ví dụ như phá thai, an tử, sinh thái, chiến tranh), nên có thể nói quan tâm chủ yếu của cuốn sách này là đạo đức học chuẩn tắc ứng dụng (applied normative ethics).
Các lý thuyết đạo đức học
Ba trong số những lý thuyết đạo đức học có ảnh hưởng nhất ở phương Tây là nghĩa vụ luận (dentology), thuyết vị lợi (utilitarianism), và đạo đức học đức hạnh (virtue ethics). Immanuel Kant (1724-1804) là một trong những tiếng nói dẫn đầu về đạo đức học nghĩa vụ, một cách tiếp cận nhấn mạnh những ý niệm về bổn phận và nghĩa vụ, có đặc trưng là nhìn lại đằng sau để tìm sự biện minh. Ví dụ, một nhà nghĩa vụ luận có thể đề xuất rằng về mặt đạo đức, lý do tôi phải đưa 5 đôla cho Tom là vì tôi đã hứa làm vậy khi mượn tiền của anh ta ngày hôm qua. Lời hứa của tôi trong quá khứ tạo ra một nghĩa vụ luân lý mà giờ tôi có bổn phận phải hoàn thành.
Những hệ thống đạo đức thuộc nghĩa vụ luận thường nhấn mạnh các quy rắc, răn dạy, giới luật – chúng áp đặt những nghĩa vụ mà chúng ta có bổn phận thi hành. Ngược lại, thuyết vị lợi – một lý thuyết gắn chặt với Jeremy Bentham (1784-1832) và John Stuart Mill (1806-1873) – tìm sự biện minh trong tương lai ở những kết quả tốt, được kỳ vọng sinh ra từ sự thực hiện một hành động. Các nhà vị lợi sẽ lý giải nghĩa vụ trả nợ của tôi bằng cách chỉ ra sự thỏa mãn mà Tom có được khi được trả lại tiền, lợi ích của việc duy trì tình bạn, lợi thế vì có thể hỏi vay Tom một khoản khác khi cần, và nhìn chung tốt cho một xã hội có những người giữ lời hứa và trả tiền. Họ sẽ đong đếm những kết quả này với những bất lợi vì không trả nợ như mất đi tình bạn, sự tín nhiệm và tin tưởng và kết luận rằng trong hai lựa chọn, cách thứ nhất được ưa thích hơn, do vậy là lựa chọn đúng đắn hơn về luân lý.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.