Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Dẫn luận về Schopenhauer của tác giả Christopher Janaway mời bạn thưởng thức.

Bên trong và bên ngoài hiện tượng

Hiện tượng và vật tự nó

Tư duy triết học của Schopenhauer dễ nắm bắt nếu người ta nhìn trước hết vào cái xương sống xuyên suốt của nó. Đó là sự phân biệt giữa hiện tượng và vật tự nó (thing in itself), mà ông tìm thấy ở Kant. Thế giới hiện tượng bao gồm những cái như ta biết chúng bằng các phương tiện thông thường của kinh nghiệm cảm giác và nghiên cứu khoa học, nói cách khác là thế giới thực nghiệm. Hiện tượng không được hiểu như là ảo giác đơn giản: thứ mà ta gặp trong hiểu biết thực nghiệm của mình là ảo giác, nhưng, để sử dụng từ Hy Lạp cho biểu hiện bề ngoài, chúng là những hiện tượng tạo nên thế giới. Tuy nhiên, câu hỏi là có phải toàn bộ thế giới chỉ bao gồm những hiện tượng như vậy hay không. Chúng ta có nên xem cái đang có như đang bị hút kiệt bởi hiểu biết thực nghiệm của chúng ta hay không? Ít nhất chúng ta có thể hình dung ra một thực tại độc lập với những gì chúng ta có thể trải nghiệm, và đó là điều mà Kant muốn nói khi nói về những vật tự nó.

Thành tựu của Kant là chứng minh rằng hiểu biết của chúng ta bị giới hạn: chúng ta không bao giờ có thể biết được thế giới tự nó là như thế nào, mà chỉ là nó có thể trình hiện cho chúng ta như thế nào, với tư cách các nhà khoa học hay những người tri nhận bình thường. Do đó, những tham vọng của các nhà siêu hình truyền thống muốn biết về Thượng đế, về sự bất tử của linh hồn, hay một trật tự siêu nhiên lan tràn khắp vũ trụ phải chịu số phận bi đát. Theo đánh giá của Schopenhauer (trong ‘Phê phán triết học Kant’ (Phụ lục cho W1, 417-25)) [Critique of the Kantian Philosophy’ (Appendix to W1, 417-25)], Kant đã thêm vào cho thành tựu có tính chất phá hoại này hai điều khác tích cực hơn. Thứ nhất là ý tưởng cho rằng thế giới hiện tượng có những nguyên lý tổ chức cơ bản và tất yếu có thể được phát hiện. Thứ hai là quan điểm cho rằng đạo đức có thể được tách ra khỏi lĩnh vực hiện tượng, và không phải là kiến thức theo cách khoa học: khi coi mình như những người phải hành động và phán đoán sự vật là đúng hay sai, chúng ta không phải xử lý với việc những vấn đề đó bày ra trong thế giới thực nghiệm như thế nào.

Trước hết, chúng ta hãy lấy ý tưởng rằng hiện tượng, thế giới như chúng ta biết về nó, có một cấu trúc tất yếu. Kant nghĩ rằng thế giới hiện tượng phải chiếm chỗ trong không gian và thời gian. Rõ ràng là khó có thể tưởng tượng không có không gian hay thời gian, nhưng Kant còn đi xa hơn và lập luận rằng nếu không có chúng ở đó thì không thể là một thế giới có thể nhận biết được. Quan điểm tương tự cũng áp dụng cho nguyên nhân và kết quả, và theo nguyên tắc là các sự vật có thể tồn tại không thay đổi qua thời gian. Các quy tắc của thế giới thực nghiệm là nó phải chứa đựng những sự vật đang tồn tại, được sắp xếp trong không gian và thời gian, và có những tác động có hệ thống với nhau. Kant lập luận, không có gì khác có thể coi là một thế giới thực nghiệm mà chúng ta có thể biết được. Tuy nhiên, tuyên bố đáng ngạc nhiên nhất của ông là tất cả những quy tắc này không hiện diện trong thế giới như là vật tự nó. Chúng là tất cả những quy tắc đơn giản về việc thế giới phải như thế nào nếu chúng ta có thể trải nghiệm nó. Vì vậy, không gian và thời gian, nguyên nhân và kết quả, chỉ liên quan đến cách thức mà trong đó các sự vật phải trình hiện cho chúng ta. Lấy đi chủ thể kinh nghiệm, thì không có gì trong cấu trúc của thế giới sẽ còn lại.

Điểm tích cực thứ hai từ Kant liên quan đến quan điểm của chúng ta về bản thân. Cũng giống như nỗ lực để hiểu thế giới, chúng ta được kêu gọi để hành động và đưa ra quyết định, mà những quyết định này cuối cùng sẽ bị chi phối bởi những câu hỏi về đạo đức. Kant cho rằng đạo đức chỉ có thể tác động nếu mỗi chúng ta tự coi mình thuần túy như một người có lý trí, bị ràng buộc bởi bổn phận, và có quyền tự do lựa chọn các nguyên tắc mà theo đó mình sẽ hành động. Không một loại khảo sát thực nghiệm nào có thể tiết lộ chúng ta là những sinh vật hoàn toàn duy lý, tự do: nếu bạn muốn biết, thì không có cái gì như vậy trong thế giới vật chất. 6

Tuy nhiên, đó là một khái niệm về bản thân mà chúng ta phải có. Vì vậy, mặc dù hiểu biết của tôi bị giới hạn trong thế giới thực nghiệm, nhưng không bao giờ tôi lại tin rằng việc tôi là gì lại bị giới hạn theo cùng một cách như vậy. Ý tưởng của Kant, nói một cách đơn giản, là tôi phải nghĩ đó là tôi tự thân, nằm ngoài những biểu hiện bề ngoài. Tôi là một tác nhân tự do và duy lý thuần túy.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x